Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

‘Tại sao các quốc gia thất bại’ dưới đánh giá của Bill Gates

admin @ nguontinviet.com

Theo Bill Gate, bình thường thì ông nói tốt về những cuốn sách ông viết bài điểm sách. Nhưng riêng cuốn sách này là trường hợp ngoại lệ.


[Sách hay] 'Tại sao các quốc gia thất bại' dưới đánh giá của Bill Gates


Bìa sách “Tại sao các quốc gia thất bại” của hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson. Ấn bản tại Việt Nam do Nguyễn Thị Kim Chi dịch.




Một tập sách vừa mới ra mắt độc giả Việt Nam trong mùa hè này, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành có tên “Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và đói nghèo”.


Theo Bill Gates, khi viết bài phê bình về cuốn sách nào đó, ông thường khen hơn là chê. Riêng với “Tại sao các quốc giá thất bại” lại là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là bài viết của Bill Gates về cuốn sách này:

Tại sao một số nước giàu còn nhiều nước khác lại nghèo, bị chia rẽ giữa phồn vinh và nghèo khó, mạnh khỏe và bệnh tật, no đủ và đói kém? Đây là chủ đề khiến tôi khá quan tâm nên tôi đã tìm đọc ngay cuốn sách viết rất sát về chủ đề này.


“Tại sao các quốc gia thất bại” dễ đọc, đưa ra nhiều câu chuyện lịch sử thú vị lấy bối cảnh ở các quốc gia khác nhau. Cuốn sách đưa ra một tranh luận khá đơn giản: Những nước CÓ các thể chế kinh tế và chính trị là những nước thành công và tồn tại dai dẳng hơn cả.

Mặc dù vậy, chốt lại thì cuốn sách cũng đem đến nỗi thất vọng lớn. Tôi phát hiện ra rằng lập luận của hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson mơ hồ và đơn giản thái quá. Vượt ra ngoài câu chuyện “CÓ bao gồm hay KHÔNG bao gồm” các thể chế kinh tế và chính trị, họ bỏ lỡ rất nhiều các yếu tố khác – yếu tố lịch sử và tính logic. Họ không định nghĩa những thuật ngữ quan trọng và cũng không thấy họ giải thích rằng bằng cách nào mà một quốc gia có thể chuyển lên trạng thái “có bao gồm” nhiều thể chế.

Lấy ví dụ về điều này, cuốn sách nói về sự tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kì La Mã. Vấn đề ở đây là trước năm 800 Sau Công Nguyên, nền kinh tế ở mọi nơi chủ yếu dựa vào việc làm nông nghiệp. Vì vậy thực tế rằng các chính quyền La Mã ít nhiều có liên quan tới thể chế thì không hề ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.

Các tác giả cũng chứng minh luận điểm về một thế giới đơn giản thái quá tới mức kỳ quặc khi họ quy cho thời kì suy tàn của Venice là hệ quả của việc các thể chế biến mất dần. Thực tế là, Venice suy tàn chính bởi các cuộc đấu đá cạnh tranh kéo dài trong lịch sử. Thậm chí nếu Venice xoay sở để giữ các thể chế của họ tồn tại thì điều đó cũng không đóng vai trò gì những thương vụ buôn bán gia vị thất bại. Khi một cuốn sách cố gắng sử dụng học thuyết nào đó để lý giải điều gì, độc giả sẽ nhìn ra ngay những ví dụ thiếu logic như thế này.



Một ví dụ khác khá bất ngờ ở đây là quan điểm của tác giả về kì suy tàn của nền văn minh Maya. Họ nêu ra rằng nội chiến, biểu hiện của việc thiếu vắng các thể chế, giải thích cho sự lụi tàn của nền văn minh này. Chính luận điểm này lại bỏ qua lý do căn bản ở đây: thời tiết và sự hiện diện của nguồn nước mới là nguyên nhân làm giảm năng suất ngành nông nghiệp.

Các tác giả cũng tin rằng các thể chế chính trị phải hiện hữu đầu tiên trước khi đạt được các loại tăng trưởng. Tuy vậy, hầu hết các dẫn chứng về sự phát triển kinh tế trong 50 năm qua: bao gồm sự tăng trưởng thần kỳ của châu Á tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, xảy ra khi những đất nước này có khuynh hướng tách rời các thể chế chính trị.

Khi đối mặt với quá nhiều dẫn chứng không liên quan lắm tới luận điểm, hai tác giả này lại gợi ý rằng tăng trưởng không bền vững khi không tồn tại các thể chế. Tuy vậy, ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất, bản thân của sự tăng trưởng cũng là không bền vững. Tôi thậm chí không nghĩ rằng họ có thể đưa ra lập luận liên quan tới Đại khủng hoảng, tình trạng bất ổn ở Nhật hay khủng hoảng tài chính toàn cầu trong vài năm qua là do thiếu vắng các loại thể chế.

Các tác giả của cuốn sách còn giễu cợt “học thuyết hiện đại hóa”, loại học thuyết nêu ra luận điểm rằng đôi khi một nhà lãnh đạo tài ba có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để giúp một đất nước tăng trưởng, và sau đó sẽ có cơ hội tốt mở ra cho chính đất nước đó, giúp họ tăng tính hiện diện của các thể chế chính trị. Hàn Quốc và Đài Loan là hai minh chứng cho điều này.

Cuốn sách cũng có một số “hạt sạn” khi đề cập tới trường hợp của nước Trung Hoa hiện đại bởi thời kì chuyển giao từ Mao Trạch Đặng Tiểu Bình không hề liên quan tới việc thay đổi thể chế chính trị tại đây.

Tuy vậy, Trung Quốc, ở nhiều góc độ, đang là hiện tượng thần kỳ về tăng trưởng kinh tế bền vững. Tôi cho rằng ai cũng sẽ đồng ý với quan điểm Trung Quốc cần thay đổi nền chính trị để đảm bảo cho sự hiện hữu của các loại thể chế. Nhưng đất nước này đang có hàng triệu người Trung Hoa đang nâng tầm lối sống của họ trong nhiều năm qua. Những người này có thể bất đồng với ý kiến rằng chuyện tăng trưởng của họ không liên quan gì tới mấy thứ thể chế. Tôi thì lạc quan hơn các tác giả rất nhiều, rằng sẽ vẫn có các thay đổi không ổn định đang từ từ diễn ra, chúng có thể tiếp tục đưa Trung Quốc đi đúng hướng.

Việc chuyển giao kinh tế thần kỳ tại Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ qua xảy ra là do đội ngũ lãnh đạo nước này hỗ trợ tích cực nền kinh tế tư bản, bao gồm tư sản, thị trường, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.

Điều này hướng tới học thuyết hiển nhiên về tăng trưởng, liên quan nhiều tới việc dung hòa với nền kinh tế tư bản – và hoàn toàn độc lập với hệ thống chính trị. Khi một quốc gia tập trung vào việc xây dựng các loại cơ sở hạ tầng nhiều hơn và nâng cao giáo dục, họ sẽ sử dụng phương pháp định giá thị trường để quyết định phân bổ các nguồn tài nguyên và từ đó, nền kinh tế chuyển qua chiều hướng tăng trưởng. Phép thử này rành mạch hơn cách mà các tác giả của cuốn sách đưa ra, và theo cá nhân tôi thì nó hợp với những gì đang và đã diễn ra trên thực tế hơn hẳn.

Hai tác giả kết thúc câu chuyện của họ trong cuốn sách bằng việc “đả phá” về các nguồn hỗ trợ nước ngoài. Họ cho rằng “hầu hết, khoảng ít hơn 10% số nguồn hỗ trợ này nhắm tới đúng các đối tượng mục tiêu”. Họ lấy Afghanistan làm minh họa. Đất nước này là một vùng chiến sự và tiền bị rót đi nhanh chóng tới những mục đích liên quan tới chiến tranh. Tuy vẫn có chút gì đó hoài nghi về hiệu quả ít ỏi của nguồn hỗ trợ nước ngoài tại đất nước này, nhưng đây khó thể là ví dụ thỏa đáng.

Cuốn sách có đề cập tới tôi trong những đoạn so sánh về cách tôi kiếm tiền và cách Carlos Slim phát tài ở Mexico. Mặc dù rất đánh giá cao những ý kiến tuyệt vời đó, nhưng tôi thấy cuốn sách có gì đó khá “không công bằng” với Slim. Dĩ nhiên là “cuộc chiến” luật pháp ở Mexico cần diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, nhưng tôi cam đoan rằng Mexico sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu công chuyện kinh doanh của Carlos Slim diễn ra tốt đẹp.

Theo Gafin/Dân Việt





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục