Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Ta đã ở đó: chỉ thiếu một chút

hanhfm @ nguontinviet.com

Vở múa đánh dấu sự hợp tác độc lập đầu tiên của Tạ Thùy Chi và Nguyễn Ngọc Anh sau 15 học tập, biểu diễn chuyên nghiệp ở nước ngoài. Song, Ta đã ở đó dường như vẫn còn lưng chừng đâu đó, chưa đưa người xem đi đến tột cùng của xúc cảm…


Có lẽ nhiều khán giả đến Nhà hát Thành phố (TP.HCM) để xem chương trình cũng mang tâm trạng háo hức không kém gì hai tác giả của nó. Đêm diễn đầu tiên bán hết vé, có sự góp mặt của những nghệ sĩ như Thành Lộc, Chí Anh, Trần Ly Ly, gia đình múa Đặng Hùng – Vương Linh – Linh Nga cũng phần nào nói lên độ thu hút của chương trình. Cũng phải, bởi Nguyễn Ngọc Anh và Tạ Thùy Chi đủ là hai cái tên bảo chứng chất lượng. Sau nhiều năm rèn luyện ở xứ người, nay đã trở về, chín muồi và… tỏa sáng.


Không cần nói nhiều về bảng thành tích dày dặn của Ngọc Anh và Thùy Chi nữa, vì công tác truyền thông trước chương trình đã làm khá tốt. Ta đã ở đó chính là nơi lý tưởng để họ thi triển tài năng. Riêng với Thùy Chi thì đây còn là dịp thử thách mình ở vai trò mới: nhà sản xuất.


Theo thông tin gửi đến báo chí trước đó, chương trình gồm bốn tiết mục: Vượt qua giới hạn, Ta đã ở đó, Múa là như thế, Cố hương. Nhưng đến đêm diễn thì Múa là như thế đã được gộp vào Ta đã ở đó, điều này thể hiện rõ trên tờ bướm được phát trước chương trình.


Các tiết mục hơi dàn trải, rề rà, kéo dài gần 90 phút (không nghỉ giải lao) với nhiều khoảng lặng không cần thiết. Vở diễn chưa đạt đến sự bùng nổ mà lẽ ra như người ta kỳ vọng nó phải có. Một khán giả nhận xét ở phần giao lưu cuối chương trình “chưa kịp chạm đỉnh thì đã tuột dốc cảm xúc”.


Phần được xem là “đinh” – Ta đã ở đó, để Thùy Chi và Ngọc Anh cùng phô diễn kỹ thuật, lại không ấn tượng bằng tiết mục với các khách mời – Vượt qua giới hạn. Ta đã ở đó lồng ghép màn chiếu hoạt hình 3D nhưng ánh sáng điều tiết chưa nhuyễn, làm các động tác độc diễn của Thùy Chi bị lẫn đằng sau tấm màn.


Ta đã ở đó hồi tưởng những ký ức tuổi thơ ngọt ngào với lời hát ru của mẹ, các trò hái hoa, bắt bướm, thả diều, khoảnh khắc bẽn lẽn khi vừa biết yêu… qua đó bày tỏ khao khát lấy lại cân bằng trong đời sống thực tại của những người trẻ, khi sự hồn nhiên đã bị đánh mất. Đáng tiếc là chiếc bập bênh lớn trên sân khấu dường như chỉ đủ để minh họa chứ chưa góp phần lột tả được tinh thần như tác giả gửi gắm.


Chất múa trong tiết mục này cũng không nhiều, tạo cảm giác hơi “hoạt cảnh”.


Trở lại tiết mục đầu tiên, Vượt qua giới hạn, đây là phần gây ấn tượng nhất cho khán giả, cho thấy đúng những gì Thùy Chi và Ngọc Anh đã lĩnh hội. Chuyển động cơ thể phức tạp, đan xen nhịp nhàng với từng nốt nhạc của Quốc Trung. Những bước chân của NSƯT Ngô Thụy Tố Như, NSƯT Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Vũ Ngọc Khải và Nguyễn Ngọc Anh biến chuyển nhịp nhàng giữa các động tác ballet cổ điển với múa đương đại phóng khoáng. Mạnh mẽ, táo bạo, cách tân, mà vẫn dịu dàng, lôi cuốn!


Tiết mục cuối cùng, Cố hương đã tạo được những khoảng lặng trong lòng người xem. Cố hương là tác phẩm đầu tiên do Ngọc Anh biên đạo và trình diễn tại Việt Nam vào năm 2010, món quà anh gởi tặng Thùy Chi khi cô trở về Việt Nam. Phần âm nhạc cho tiết mục này thuộc dạng “truyền thống”, bản Nature of daylight của Max Richter và Brotsjor của Olafur Arnalds, đã được giới làm nghề dùng rất nhiều (nhạc của Max và Olafur rất được dân múa đương đại ưa chuộng; ở Việt Nam, anh em biên đạo Phúc Hải – Phúc Hùng từng sử dụng nhạc của Max Richter trong vở Những mảnh ghép của giấc mơ)


Hoàng Yến




Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục