Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Biên đạo múa Trần Ly Ly: “Là người trong ê kíp, mình phải khó tính đến tận cùng”

hanhfm @ nguontinviet.com
Được công chúng biết đến nhiều hơn từ khi trở thành giám khảo của chương trình Bước nhảy Hoàn Vũ, nhưng Trần Ly Ly – nữ biên đạo tài năng của làng múa Việt tâm niệm: được sáng tạo và cống hiến cho niềm đam mê múa mới là điều chị trân trọng nhất khi nói về công việc của mình.

“Là người trong ê kíp, mình phải khó tính đến tận cùng”

Hẹn gặp Trần Ly Ly tại một nhà hát sắp được khai trương ở Hà Nội, tôi may mắn được chứng kiến cảnh chị đang làm việc cùng các diễn viên trên sân khấu. Ở chị dường như luôn tỏa ra một thứ năng lượng của đam mê và sự chuyên tâm đặc biệt. Chứng kiến vẻ mặt chị đăm chiêu khi suy nghĩ để dàn dựng một cảnh mới, cách chị vừa tận tình vừa nghiêm khắc hướng dẫn và uốn nắn cho từng động tác, thần thái của diễn viên mới hiểu được để có một màn biểu diễn ưng ý người nghệ sỹ phải làm việc vất vả như thế nào.

Chị tâm sự: “Bình thường ở bên ngoài tôi rất thoải mái và cởi mở, nhưng khi đã vào làm việc thì lại cực kỳ nghiêm khắc.Tôi yêu cầu diễn viên và cả các học trò của mình một khi đã đứng trên sân khấu, chưa bàn đến việc có tài năng hay không, trước hết các bạn phải là những nghệ sỹ có thái độ làm việc chuyên nghiệp nhất”.


Được sáng tạo và cống hiến cho niềm đam mê múa là điều Trần Ly Ly trân trọng nhất

Múa đương đại là môn nghệ thuật chị theo đuổi đã hơn 20 năm nay. Khác với múa cổ điển, các động tác đôi khi lặp lại như một thói quen, múa đương đại đòi hỏi người diễn viên phải tư duy, sáng tạo và tưởng tượng không ngừng để biểu đạt được ý đồ mà tác phẩm muốn thể hiện. Chị kể: “Hồi mới theo học ở nước ngoài, có nhiều lần tôi đã bật khóc. Khóc vì ức tại sao mình không thể hiểu được ý của biên đạo. Có cái gì mà người ta kỳ vọng nhưng mình lại không thể biểu đạt được?”. Có lẽ chính những ngày tháng học tập miệt mài ở nước ngoài đó đã rèn luyện cho chị về chuyên môn và bản lĩnh làm nghề.

Thời gian này, chị khá bận rộn với những dự án mới. Một trong số đó là dự án tại nhà hát thuộc tổ hợp Biểu diễn Nghệ thuật và Tổ chức sự kiện Star Galaxy 87 Láng Hạ, Hà Nội. Chị chia sẻ: “Đây là một trong những dự án lớn trong năm nay của tôi. Yêu cầu của đơn vị đầu tư là mong muốn có một chương trình biểu diễn vừa mang tính giải trí vừa có tính nghệ thuật cao. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam có một loại hình giải trí mới lạ được đầu tư công phu như vậy. Chương trình có sự kết hợp giữa múa cùng những loại hình khác như hip hop, kịch, xiếc đương đại… và sự hỗ trợ của các công nghệ trình diễn hiện đại. Bởi vậy, thách thức đặt ra với một biên đạo múa thật sự rất lớn. Tôi phải tìm tòi, vừa làm vừa thử nghiệm, dựng đi dựng lại rất nhiều lần mới ra được những màn ưng ý. Diễn viên cũng không hoàn toàn là các diễn viên múa chuyên nghiệp mà đến từ nhiều môn nghệ thuật khác nhau, vậy nên phải truyền được cho họ tinh thần của từng động tác, thần thái khi đứng trên sân khấu,… Thời gian không có nhiều, trong khi còn rất nhiều khó khăn nhưng tôi nghĩ một khi mình đã là người của ê kíp, mình phải khó tính và nghiêm khắc với bản thân đến tận cùng thì khi ra mắt khán giả, sản phẩm của mình mới khiến họ hài lòng.”



Biên đạo Trần Ly Ly và các diễn viên tập luyện tại nhà hát 87 Láng Hạ

“Đã ra mắt, đã biểu diễn là phải để lại một điều gì đó, phải gây xôn xao!”

Song song với vai trò là một biên đạo múa, Trần Ly Ly còn tham gia đào tạo những lứa học trò kế cận, trước đây là ở trường Cao đẳng múa Việt Nam và bây giờ là trường Múa Tp. HCM. Trong vai trò một giảng viên, chị truyền tới cho học trò của mình không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn là niềm đam mê và khát vọng vươn tới đỉnh cao của nghề múa.

Múa đương đại ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, nhưng chị vẫn luôn lạc quan cho rằng trong tương lai, các vở múa chắc chắn sẽ phải tiến ra thị trường. Bởi vậy, với các lứa học trò, chị luôn cố gắng động viên học trò của mình quyết tâm đi nước ngoài học – đi để trở về, bởi theo chị: “Bản thân tôi cũng đã đi một thời gian khá dài và tôi thu nhận được những kiến thức, kinh nghiệm rất bổ ích mà nếu ở Việt Nam thời gian đó, tôi sẽ không thể có được.” 

Chị cũng thường tự nhận trước các học trò rằng mình là một người cực đoan, kỹ tĩnh và nghiêm khắc

Chính sự cực đoan đó bắt người ta phải làm việc, làm việc và làm việc. Người đó sẽ tự bắt mình phải vươn lên đến top, phải là top, không được dừng lại, không bao giờ thỏa hiệp. Tôi mất trung bình sáu tháng cho một tác phẩm mới, ở đó, ngoài mang lại những cảm xúc mới mẻ, còn có sự kỹ lưỡng đến từng mi li mét về cả âm thanh, ánh sáng.” – Trần Ly Ly chia sẻ

Cực đoan, kỹ tính trong từng sản phẩm nghệ thuật và rất tận tâm, nghiêm khắc khi đào tạo học trò, tình yêu múa tồn tại trong con người Trần Ly Ly luôn đặc biệt như vậy. Với chị, được cháy hết mình cho đam mê là điều khiến chị hạnh phúc nhất.

Bài: PV

Ảnh: Star Galaxy

logo 


Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Khoảnh khắc đẹp của vở ballet “Hồ Thiên Nga” tại Việt Nam

hanhfm @ nguontinviet.com

Các nghệ sĩ múa của Nhà hát Talarium Et Lux đã hoàn toàn chinh phục khán giả Hà Nội bằng vở ballet kinh điển “Hồ Thiên Nga”.

Với vai diễn kép Thiên nga Đen – Thiên Nga Trắng, Elisaveta Nebesnaya đã mang đến những sắc thái cảm xúc khác nhau. Đó là sự trong trắng, ngọt ngào của Thiên Nga Trắng và sự mê hoặc khi hóa thân thành Thiên Nga Đen. Những động tác xoay tròn nhiều vòng thật mềm mại và điêu luyện trên đầu ngón chân của ngệ sĩ Elisaveta Nebesnaya khiến nhiều khán giả nể phục.

Trong vai hoàng tử Siegfried, diễn viên Sergey Smirnov đã có những màn múa cùng bạn diễn rất ăn ý với những bước nhảy điêu luyện, mê đắm, khác với vẻ lạnh lùng có vẻ thờ ơ khó đoán mà một số người cảm nhận được ở anh trong buổi gặp mặt báo chí.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Elisaveta Nebesnaya và Siegfried trong vở Hồ Thiên Nga.

Những khoảnh khắc đẹp của ‘Hồ Thiên Nga’ tại TT hội nghị Quốc gia Hà Nội tối 1/8

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,

Ánh Ngọc
Ảnh: Xuân Bình


Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin

Vở “Hồ Thiên Nga” qua lăng kính người nổi tiếng

hanhfm @ nguontinviet.com

BTV Mỹ Linh, ca sĩ Tùng Dương, MC Diễm Quỳnh đã có mặt ở hàng ghế khán giả để theo dõi vở “Hồ Thiên Nga” nổi tiếng diễn ra tối 1/8 tại Hà Nội. Và cả ba đã có những chia sẻ thẳng thắn xung quanh vở diễn này.

BTV Mỹ Linh: Việc thiếu một dàn giao hưởng là điều đáng tiếc nhất

Ở vấn đề tạo ra một sự kiện văn hoá tôi nghĩ Hồ Thiên Nga đã làm tốt. Công chúng háo hức chờ đợi, đội mưa tấp nập đi xem. Ăn mặc rất điệu đà đúng kiểu đi thưởng thức nghệ thuật cổ điển và xem xong nhiều người có cảm giác hạnh phúc, xúc động (đặc biệt những người không bỏ tiền mua vé và chưa có cơ hội xem ballet cổ điển của những nhà hát nổi tiếng).

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
BTV Mỹ Linh.

 

Còn phần chưa được khi đi xem vở Hồ Thiên Nga lần này là bản dựng mà nhiều người gọi là mới thật ra chẳng mới gì ngoài việc cho công nghệ 3D vào, một cách không thành công. 3D chỉ làm được mỗi việc minh hoạ bối cảnh, không gian, thời gian và vài hiệu quả rất nhỏ. Việc này không gọi là mới. Nó không đóng góp cho nghệ thuật của vở diễn, thậm chí còn làm hạn chế.

Việc thiếu một dàn giao hưởng là điều đáng tiếc nhất. Nó lấy đi không khí kinh điển, tước đi cơ hội thưởng thức một đêm nghệ thuật trọn vẹn. Và tệ nhất là tạo ra suy nghĩ cho nhiều khán giả Việt Nam, những người chưa có cơ hội xem ballet tại nước ngoài, ở những nhà hát lớn cái nhìn lệch chuẩn rằng thế là hay và tuyệt vời.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,

Tôi không thích tâm lý cứ cái gì miễn phí thì bảo nhau thế là tốt quá rồi, được cho còn đòi hỏi. Trong số khán giả đi xem, không phải ai cũng đi vé mời. Và chúng ta có thể rất cảm ơn nhà tài trợ vì đã mang sự kiện này về cho những người đi vé mời. Còn với khán giả bỏ tiền mua vé và kỳ vọng được thưởng thức một đêm diễn thật đáng giá với tên tuổi của nền ballet nước Nga, thì version Hồ Thiên Nga này chưa đủ thuyết phục

Tùng Dương: Thích “Hồ Thiên Nga” của trường phái Moscow nhất

Từ khi 12 tuổi tôi đã được tận mắt xem vở Ballet Hồ Thiên Nga ngay Cung điện nguy nga Kremli. Hồi đó tôi chỉ là một cậu học sinh trung học cơ sở được đi lưu diễn ngắn ngày ở Moscow nhưng vẫn nhớ rõ như in những màn trình diễn của các nghệ sĩ.

Và giờ đây sau hơn 20 năm, tôi lại được xem nó ở quê nhà, đó là một điều rất xúc động. Nhìn cách thể hiện từng động tác, vũ điệu của các nghệ sĩ tôi hiểu được tâm tư, đam mê, sự khổ luyện thế nào của một nghệ sĩ ballet.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Ca sĩ Tùng Dương.

 

Có nhiều trường phái biểu diễn Hồ Thiên Nga nhưng tôi vẫn thích nhất của trường phái Moscow vì đơn giản tinh thần, triết lý của Tchaikovsky đã được ngấm vào máu của họ.

Cách dẫn dụ của những thế hệ nối tiếp nối tiếp mà ở đây chính là cách làm sân khấu 3D của nhà hát Talarium et Lux cũng mang lại một diện mạo mới cho vở. Tuy nhiên những gì tôi đã được xem trong đêm 1/8 thì chưa phải thật hoàn hảo.

Trong điều kiện âm thanh chưa được tốt và không có chỉ huy, không có dàn nhạc chơi sống thì ít nhiều cũng ảnh hương trực tiếp tới cảm xúc của các nghệ sĩ. 2 nhân vật chính đã hoá thân một cách xuất sắc. Còn về phần sân khấu 3D tôi nghĩ các họa sĩ của Nga còn có thể làm tốt hơn thế để gây thêm những sự đột phá về nghệ thuật sân khấu.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Tuy vậy đó cũng là xu hướng phát triển chung trong dòng chảy của âm nhạc của nghệ thuật. Chúng ta cũng không nhất thiết phải thể hiện theo đúng tinh thần sân khấu classic của một buổi diễn ballet. Công nghệ 3D sẽ nếu làm hấp dẫn nữa thì càng giúp các nghệ sĩ nổi bật và thăng hoa. Sự thay đổi đó tôi cho là rất đáng và nên làm.

MC Diễm Quỳnh: Giá vé xem ballet tại Việt Nam không cao

Tôi thấy cái được là không cần sang đến Nga vẫn thưởng thức một buổi diễn hoành tráng với nghệ thuật ballet đỉnh cao, một vở ballet trọn vẹn chứ không phải những trích đoạn ngắn vài phút. Qua đó thấy được nền nghệ thuật hàn lâm vĩ đại đã tồn tại và được lưu giữ công phu như thế nào.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
MC Diễm Quỳnh.
Các chuẩn mực về nghệ thuật ballet được tận mắt cảm nhận tối 1/8 vốn là một ước mơ lớn của bao người. Sự kết hợp công nghệ làm cho vở diễn tăng thêm độ hiện đại và không bị quá kinh viện, thêm tính giải trí. Nếu được, tôi hy vọng được xem cùng phần diễn của dàn nhạc giao hưởng.

Tôi có nghe nhiều người nói về việc giá vé xem ballet tại Việt Nam lần này cao quá. Riêng tôi lại nghĩ nó không cao. Mẹ tôi cả năm không đi xem phim bom tấn, không xem ca nhạc nhưng vẫn rất sẵn lòng bỏ tiền xem ballet. Do đó đừng đặt thước đo chung mang danh nghĩa công chúng, mặt bằng thẩm mỹ.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,

Liveshow ca nhạc của ngôi sao Việt Nam cũng giá vé cao tương tự. Vậy nên cần thêm những dòng nghệ thuật như thế này để nó đa dạng đời sống tinh thần chứ đừng bài loại. Nhất là khi ở ta ít cơ hội và ít cả hiểu biết về nghệ thuật kinh điển của thế giới.

Sơn Hà
Ảnh: Xuân Bình


Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Diễn viên ballet Nga kể về cú chấn thương nhớ đời

hanhfm @ nguontinviet.com

Dáng người mảnh khảnh, nụ cười tươi thường trực trên môi, nữ diễn viên nổi tiếng Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya) – người sẽ đảm nhận vai nữ chính trong vở Hồ Thiên Nga sắp được trình diễn tới đây tại Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với VietNamNet thật cởi mở tối 28/7.

Học múa ballet từ năm 8 tuổi

Chị đã đến với bộ môn nghệ thuật múa ballet như thế nào? Để trở thành một diễn viên ballet chuyên nghiệp cần phải có những tố chất nào, thưa chị?

– Tôi ngờ rằng mình bắt đầu học ballet từ trong bụng mẹ (cười). Đùa vậy thôi! Chính xác là tôi đến với múa ballet khi mình 8 tuổi. Để trở thành một diễn viên ballet chuyên nghiệp nó đòi hỏi yếu tố đầu tiên là khả năng của cơ thể có thể đáp ứng được việc tập luyện. Nhưng có được điều đấy cũng chưa đủ.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Nữ diễn viên nổi tiếng Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya).

Bạn phải là một người rất cần cù và có một tâm hồn, tài năng mà Chúa cho. Ngay từ khi còn nhỏ việc tập luyện ballet được coi là thứ lao động khổ sai nhất trong các lao động của người Nga. Sau mỗi buổi diễn, diễn viên chính vở ballet sẽ sút từ 2 đến 3kg. Và công việc của người nghệ sĩ múa chúng tôi giống như đẽo đá.

Chị vẫn nhớ khoảnh khắc lần đầu lên sân khấu biểu diễn chứ?

– Bước chân đầu tiên trong nghề nghiệp cũng giống bước đi đầu tiên trong cuộc đời, nó quan trọng lắm. Bước đầu tiên để tiến lên phía trước. Khoảnh khắc đầu tiên bước chân lên sân khấu là sự lo lắng tột đỉnh và trước đó tôi đã tập 8 tiếng một ngày liên tục.

Tôi hiểu rằng tất cả những gì tôi có được đó là sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Những nhà sư phạm, những người thầy của tôi. Và tôi phải có trách nhiệm trước nhà sư phạm, người thầy của tôi và không muốn họ thất vọng. Tôi tự hỏi: “Mày có phải là một chiến binh chiến đấu hay không?”.

Nhà hát của chị đã trình diễn hàng nghìn buổi trên khắp thế giới và không phải lần nào vở “Hồ Thiên Nga” cũng được trình diễn trên nền nhạc sống. Vậy theo chị múa ballet trên nền nhạc sống khác gì với múa ballet với nhạc thu sẵn? Việc múa ballet trên nhạc nền thu sẵn có ảnh hưởng đến cảm xúc của diễn viên hay không?

– Việc nhảy múa trên nền nhạc thu sẵn nó đơn giản hơn nhiều so với việc công diễn ở khắp mọi nơi và mang vở diễn “Hồ Thiên Nga” đến các khán giả một cách gần hơn và dễ dàng hơn. Tất nhiên, việc biểu diễn trên nền nhạc giao hưởng chơi sống cho người nghệ sĩ nhiều cảm xúc hơn.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Hai diễn viên múa chính của vở Hồ Thiên Nga.

Nhưng đôi khi việc diễn với nhạc thu sẵn lại có độ an toàn tuyệt đối hơn. Có một sự cố diễn ra ở đêm biểu diễn gần đây tại Bắc Kinh là nhạc và phông cảnh chuyển không đồng nhất, không khớp. Như vậy có thể hiểu nếu như điều kiện biểu diễn chưa ở mức tốt nhất thì việc biểu diễn với nhạc thu sẵn sẽ ít xảy ra sự cố hơn.

Có một chuyện vui là một lần ông nhạc trưởng vì muốn về xem bóng đá nên chỉ huy vội và nhạc chơi rất nhanh. Hậu quả là chúng tôi múa không kịp và xảy ra sự chệch khớp trong vở diễn. Tất nhiên, buổi diễn cũng đã tạo một ấn tượng cho khán giả nhưng không tốt bằng các buổi biểu diễn khác.

Ở Việt Nam, những nghệ sĩ múa thu nhập rất thấp họ gần như phải làm thêm những ngành nghề khác để nuôi sống bản thân và gia đình. Còn với chị nghề múa có mang lại sự giàu có về vật chất?

- Nghề nghiệp của chúng tôi đó là cuộc sống. Nó không đơn thuần là công việc kiếm cơm. Tất nhiên nói chúng tôi có hạnh phúc hay không thì chúng tôi hạnh phúc bởi ngoài việc đau chân, đau người do tập luyện khi đi ra ngoài sân khấu chúng tôi nhận được tràng pháo tay của khán giả điều đó làm cho người nghệ sĩ chúng tôi hạnh phúc nhất và bỏ qua những cái còn lại.

Nghỉ diễn 2 năm vì chấn thương

Nghệ thuật múa ballet ngoài tài năng còn là cả những tháng năm dày công khổ luyện. Trong suốt quãng thời gian theo đuổi bộ môn nghệ thuật này chị có kỷ niệm hay sự cố đáng nhớ nào về nghề?

-  Tôi từng một lần bị chấn thương rất nặng. Lúc đó đang biểu diễn thì tôi bị gãy chân (Elisaveta Sergeevna Nebesnaya chỉ tay xuống phía gót chân vết sẹo rất to và dài của mình – PV) và ngã trên sân khấu. Người ta phải khiêng tôi ra ngoài cấp cứu và khi đó tôi không thể nào tiếp tục vai diễn của mình. Tôi phải chữa trị chấn thương trong vòng 2 năm và nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ không có cơ hội quay lại với nghề múa nữa.

múa ballet, nhà hát Nga, kiệt tác ballet Hồ Thiên Nga,
Nữ diễn viên nổi tiếng Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya) và bạn diễn.

Trong gia đình, chị chịu ảnh hưởng tính cách của bố hay mẹ?

– Bố tôi là một diễn viên và ông là trưởng đoàn của một vũ đoàn ballet ở một nhà hát. Tôi nghĩ rằng cả bố và mẹ đều cho tôi những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Tôi là sản phẩm tình yêu của bố mẹ và tôi yêu cả hai. Hàng ngày tôi thường gọi điện về cho bố mẹ để hỏi han và tâm sự.

Ngoài múa, chị quan tâm đến điều gì khác? Với lịch biểu diễn liên tục khắp thế giới, chị làm thế nào để cân bằng công việc và cuộc sống?

– Tôi quan tâm đến tất cả mọi thứ. Tôi thích thêu thùa, nướng bánh. Cũng xin tiết lộ là tôi hoàn toàn không phải ăn kiêng. Không phải diễn viên ballet nào cũng phải ăn kiêng vì việc tập luyện nhiều đã tiêu hao nhiều năng lượng. Còn việc bạn hỏi làm thế nào để cân bằng công việc và cuộc sống tôi chỉ nghĩ rằng tình yêu thực sự thì chinh phục được tất cả.

Có khi nào chị nghĩ mình sẽ thôi việc múa?

– Tôi từng tốt nghiệp ở ĐH sân khấu quốc gia của Nga và có bằng đỏ Sư phạm múa. Ngoài việc đưa vở diễn đi khắp nơi trên thế giới để phục vụ khán giả những giá trị nghệ thuật cổ điển tôi còn tham gia dàn dựng một hai vở diễn ở các nước khác. Ngay ở nhà hát tôi đang phải làm trưởng một nhóm múa.

Tôi luôn muốn truyền đạt cho các bạn trẻ những kinh nghiệm bao năm của mình và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ngừng múa. Có khi 60 hoặc 70 tuổi mà còn có thể múa được thì tôi vẫn sẽ múa. Bỏ múa ư? Tốt nhất đừng nghĩ đến chuyện đấy, cứ hãy làm việc đi đã!

Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya) sinh ra và lớn lên tại Matxcơva. Sau khi tốt nghiệp đại học cô làm việc tại Đoàn Ballet quốc gia Nga. Cô từng là diễn viên chính trong nhiều vở kịch như: Kẹp hạt dẻ, Lễ bái xuân, Don Quixote.

Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya) đoạt nhiều giải thưởng quốc tế tại các cuộc thi tại Vienna, Yalta, Kazan, giải thưởng “Lưu giữ ballet truyền thống cổ điển”. Năm 2006, cô nhận danh hiệu “Diễn viên cống hiến của Nga”.

Ngày 1/8,  Elisaveta Sergeevna Nebesnaya (E. Nebesnaya) cùng các nghệ sĩ của Nhà hát Talarium Et Lux sẽ trình diễn vở “Hồ Thiên Nga” tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội.

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà
(Vietnamnet)


Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Màn múa đôi kết hợp kỹ xảo đẹp không tưởng

hanhfm @ nguontinviet.com

Những gì chúng tôi đang làm tối nay không chỉ là về vũ đạo. Nó kết hợp rất nhiều yếu tố khác.

Màn múa đôi kết hợp kỹ xảo đẹp không tưởng của cặp đôi vũ công Freckle Sky trong chương trình tìm kiếm tài năng được yêu thích ở Mỹ “America’s Got Talent” đã mang đến một màn trình diễn kinh ngạc hết lần này đến lần khác.

Freckle Sky gồm 2 thành viên Jalen và Olga, nhưng đứng phía sau màn trình diễn mãn nhãn của cặp đôi này là Val Syganevich. Dù không biết nhảy múa nhưng Val Syganevich luôn có giấc mơ được tạo nên những điều vĩ đại từ chính môn nghệ thuật này. Anh đã là người lên ý tưởng cũng như cốt truyện cho những phần trình diễn độc đáo của Freckle Sky.

Freckled Sky 3

2 vũ công của Freckled Sky và Val Syganevich người lên ý tưởng cũng như cốt truyện cho những phần trình diễn độc đáo của Freckle Sky.

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa vũ đạo, âm nhạc, nước và đồ họa, sau bài thi dài 2 phút, toàn bộ ban giám khảo và khán giả đã phải đứng lên giành tặng cặp đôi những tràng pháo tay không ngớt dành cho màn trình diễn của Freckle Sky. Và ban giám khảo đã trao chiếc vé “golden buzzer” cho phép họ tiến thẳng vào vòng liveshow bán kết của cuộc thi mà không phải thi tiếp các vòng loại bên ngoài.


Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục