Bài văn tả thực thật thà của trẻ tiểu học
Viết văn bằng chính những cảm nhận của bản thân nên các bé tiểu học này đã tạo nên những bài viết dù còn ngây ngô nhưng chân thật.
Mong muốn đem đến cho các học sinh lứa tuổi tiểu học một môi trường học không sử dụng văn mẫu, TS Vũ Thu Hương (khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã xây dựng lớp học viết văn bằng cảm nhận của trẻ.
Buổi học đầu tiên không diễn ra trong lớp học bình thường, các bạn nhỏ được đưa đến hồ Thiền Quang (Hà Nội). Tại đây các bé được yêu cầu tả lại giờ học và khung cảnh xung quanh.
Không có văn mẫu và được hướng dẫn để viết lại lại những gì mà mình cảm nhận được, các học trò đã khiến giáo viên bất ngờ bởi áng văn thật thà. Dưới đây là hai bài viết của học sinh trong lớp học văn đặc biệt này.
Ở hồ Thiền Quang có nhiều cây, người, nhiều người nói chuyện với nhau. Đường phố xung quanh có nhiều xe cô đi lại xung quanh. Dưới hồ em thấy rất nhiều cá nhảy lên mặt hồ. Ở xung quanh hồ có 4 con chó đuổi nhau. Và có người đi dạo, tập thể dục, có người chạy bộ xung quanh hồ.
Đứng ở trên hồ em còn có thể nhìn thấy hiệu sách Kim Đồng,em rất thích đọc sách của nhà xuất bản Kim Đồng. Sau khi làm xong bài, bạn Bách Nguyên chạy xung quanh hồ. Và bạn Gia Huy nó làm rơi bình nước. Em rất thích buổi học đầu tiên ngày hôm nay vì được viết văn ngoài trời”.
“Trên đường đến hồ em dẫm phải con chim”
Còn cậu học trò Gia Huy viết: “Hôm nay ông đưa em đến học văn. Em được cô Hằng đưa đến hồ Thiền Quang để làm văn. Trên đường đến hồ em dẫm phải con chim nằm trên đường. Em thấy một con cá nhảy trên hồ.
Xung quanh hồ có các ông bà đang nói chuyện với nhau và đọc truyện, báo. Có người dắt chó đi dạo. Hai con chó đuổi nhau ven hồ. Em còn thấy cả chó đốm.
Tiến sĩ Hương chia sẻ nếu áp dụng cách viết này trên lớp chưa chắc các học sinh đã đạt điểm cao ngay lập tức. Tuy nhiên, vị chuyên gia này tin rằng các con sẽ viết hay dần và quan trọng nhất đó là bài văn “chính chủ” không dập khuôn từ bất kỳ nguyên mẫu nào.
The post Bài văn tả thực thật thà của trẻ tiểu học appeared first on eVăn - sách online.
Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét