Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phận đa đoan của kỳ nữ Thanh Lan

@ nguontinviet.com


Phận đa đoan của kỳ nữ Thanh Lan

Với sắc vóc “mi nhon”, tóc thề xõa ngang vai ôm lấy gương mặt thanh tú, cặp mắt đen láy, trong veo như biết nói, chiếc cằm chẻ dễ thương cộng với nốt ruồi duyên nơi khóe môi, giọng nói trong trẻo, nhỏ nhẻ, chưa nói đến tài năng, Thanh Lan đã đủ làm rung rinh bất cứ trái tim nam nhân nào. Có lẽ, vì vậy mà đường tình cô sớm rơi vào cảnh lận đận, bẽ bàng.


Học hành bài bản


Thanh Lan chào đời ở thành phố Vinh, Nghệ An vào năm 1948, tên đầy đủ là Phạm Thái Thanh Lan. Theo tư liệu của nhà báo Hà Đình Nguyên thì ông ngoại của cô là cụ Thái Nguyên Đào, từng là hiệu trưởng trường Petit Lyceé Thanh Hóa (năm 1940) và là một thuộc quan của Bộ Học (triều Nguyễn). Cậu của Thanh Lan chính là ông Thái Thúc Nha – chủ hãng phim Alpha đình đám một thời.


Sinh trưởng trong một gia đình học thức, khá giả nên từ nhỏ, Thanh Lan đã được gia đình cho vào Sài Gòn, theo học trường Tây. Thời tiểu học, cô học trường Saint Paul - một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái những gia đình quý tộc Sài Gòn nằm trên đường Cường Để (Tôn Đức Thắng bây giờ). Chính tại đây, cô đã được các sơ dạy hát và học đàn piano.


Sau đó, Thanh Lan được mẹ dắt đến nhờ vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn thêm. Nhờ vậy, khả năng cảm thụ nhạc lý và biểu diễn của Thanh Lan ngày càng tinh tế. Mẹ của cô – bà Thái Chi Lan – rất cưng chiều và hãnh diện trước năng khiếu của cô con gái xinh đẹp.


Về sau, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã giới thiệu và gởi gắm Thanh Lan đến ban nhạc Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Giọng hát vui tươi, tràn đầy sức sống của Thanh Lan gây được sự chú ý và làm hài lòng ông thầy khó tính. Bầu Nguyễn Đức cho cô thu âm bài Vui đời nghệ sĩ (Văn Phụng) phát trên đài. Cái chất giọng nhỏ nhẹ, tròn rõ, trong trẻo ấy cuốn hút đến nỗi ban biên tập ở đài đã mời cô phụ trách mục trả lời thư và các bài sưu tầm giới thiệu danh nhân.


Phận đa đoan của kỳ nữ Thanh Lan

Cũng cần nói thêm, khi ấy, “lò” (trung tâm đào tạo ca sĩ, nghệ sĩ) của nhạc sĩ Nguyễn Đức là một trong những lò có tiếng vang (cùng với “lò” Tùng Lâm) tạo dựng tên tuổi cho hàng loạt ca sĩ nổi tiếng có nghệ danh bắt đầu từ chữ “Phương”: Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế… So với những ca sĩ chuyên trị dòng boléro này thì Thanh Lan “ra ràng” trễ hơn, vì thế mà cô có lợi thế hơn là được tiếp cận với trào lưu nhạc trẻ đang tràn vào miền Nam.


Năm lớp 11, khi ấy Thanh Lan đang theo học trường Marie Curie – cô gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – ban nhạc đầu tiên có khuynh hướng Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Rời ban văn nghệ Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh – sinh viên Nguồn Sống. Ở đây, cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến cùng các bạn sinh viên học sinh.


Cuộc hôn nhân bất hạnh


Một thiếu nữ học trường Tây, xinh đẹp, tâm hồn mẫn cảm như Thanh Lan, ở cái tuổi mơ mộng, hẳn ôm ấp, kỳ vọng nhiều về người trong mộng lý tưởng. Chẳng ai biết mối tình đầu của cô lúc cô bao nhiêu tuổi hay cô từng yêu ai, chỉ biết đùng một cái, ở tuổi 18, Thanh Lan phải làm vợ và làm mẹ. Đó là một khởi đầu cho nỗi bất hạnh trong chuỗi ngày lận đận về đời sống tình cảm của cô mãi đến sau này…


Cuối những năm 60, khi ấy, Thanh Lan hãy còn là một cô gái ngây thơ và chưa mấy nổi tiếng. Trong một chuyến đi chơi ở Đà Lạt, cô gặp Phạm Mạnh Dũng – quý tử của chủ hiệu chụp hình Long Biên trên đường Đồng Khởi, nổi tiếng với kiểu ăn chơi “ném tiền qua cửa sổ”, được giới ăn chơi gọi chết với cái tên “Dũng Long Biên”.


Thanh Lan, khi ấy là cô gái với tâm hồn trong sáng, bước vào đời bằng đôi mắt mộng mơ, màu hồng đã bị vẻ ngoài điển trai, phong cách phóng khoáng, sự săn đón, những lời có cánh ngọt ngào và những món quà đắt tiền của Dũng "Long Biên" làm “lác mắt”. Chẳng bao lâu, Dũng "Long Biên" đã “đốn ngã” trái tim non nớt của Thanh Lan, và dụ con nai tơ lao vào vòng tình ái. Thanh Lan phát hiện mình có thai. Một đám cưới rình rang được diễn ra ngay sau đó.


đa đoan, kỳ nữ, Thanh Lan


Kỳ nữ Thanh Lan một thời
Kỳ nữ Thanh Lan một thời


Hạnh phúc chưa tày gang, Thanh Lan bắt đầu bước vào chuỗi ngày địa ngục với đòn ghen lút trí khôn của Dũng. Không ít lần cô mất mặt với bạn bè, ê-kíp làm việc vì Dũng đến tận trường phim, đài phát thanh, lôi cô xềnh xệch, “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” tối mắt tối mũi. Nỗi ám ảnh đeo bám vào trong cả những giấc ngủ.


Những trận đòn thù ấy khiến Thanh Lan rơi vào tâm trạng hoảng loạn, cô trốn tránh cả bạn bè, người thân. Suốt ngày, Thanh Lan chẳng dám ló mặt ra đường vì đòn ghen của chồng làm mắt thâm, vết bầm tím khắp người… Ở độ tuổi tươi sáng, cái tuổi đẹp nhất đời người, vậy mà Thanh Lan đã phải nhìn đời bằng tâm hồn thương tổn, u ám.


Có lần, một ký giả đến xin phỏng vấn về một bộ phim mới của cô, xong việc, ký giả ấy lặng lẽ ra về mà không hề đả động gì thêm đến câu chuyện về những đòn ghen thủ ác của chồng, điều này khiến Thanh Lan vô cùng ngạc nhiên. Cô nói với vị ký giả ấy bằng giọng nói nghe thương vô cùng: “Ai đến gặp em cũng chỉ để hỏi chuyện ấy thôi…”.


Chịu đựng gã chồng vũ phu được vài năm, Thanh Lan tự giải thoát mình bằng phán quyết ly dị của tòa án. Cô gởi con gái về cho mẹ chăm sóc và xuất hiện trở lại, rực rỡ trong vòm trời nghệ thuật miền Nam, đánh dấu giai đoạn hoàng kim của cô trên nhiều lĩnh vực.


Ở cái tuổi đôi tám đầy hoa mộng, vì một phút nông nổi mà cô Thanh Lan đã phải gánh chịu một cuộc hôn nhân đầy bất hạnh, với những dèm pha nhức nhối. Khủng khiếp hơn, người ta đã vận cái định kiến ấy vào cô cho đến tận sau này, khiến danh vọng của cô phải oằn mình trước những thị phi tình ái. Cuộc đời người đàn bà đa tài, với cái nốt ruồi duyên khóe miệng, ấy sao mà lắm truân chuyên?


Theo Công Lý







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tài năng violin Việt biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Séc

@ nguontinviet.com


Chương trình Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 (Toyota Classics 2013) năm nay có sự tham gia của các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc giao hưởng North Czech Teplice với một chương trình cuốn hút tập hợp những tác phẩm kinh điển của âm nhạc Đông Âu cho đến Piazzolla, cùng những âm thanh đầy tươi trẻ và biểu cảm được thể hiện bởi nghệ sĩ trumpet Manuel Blanco dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng bậc thầy người Canada, Charles Olivieri-Munroe.


Nhạc trưởng bậc thầy người Canada, Charles Olivieri-Munroe

Nhạc trưởng bậc thầy người Canada, Charles Olivieri-Munroe


Dàn nhạc giàu truyền thống đến từ Cộng hòa Séc sẽ đem đến một bữa tiệc âm nhạc với nhiều phong cách âm nhạc đa dạng và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đây là lần thứ 2 nhạc trưởng Charles Olivieri-Munroe tham gia chỉ huy dàn nhạc trong chương trình thường niên tại Việt Nam, sau thành công của chương trình vào năm 2009 tại TPHCM.


Đặc biệt, chương trình năm nay có sự góp mặt của tài năng violon Việt Nam, Nguyễn Hữu Nguyên – thủ khoa tốt nghiệp môn violin tại Học viện Paris năm 1997. Với nhiều giải thưởng âm nhạc đạt được tại Pháp cùng kinh nghiệp biểu diễn phong phú, Nguyễn Hữu Nguyên hiện là violin solo thứ 3 trong Dàn nhạc quốc gia Pháp kể từ năm 2003.


Tại buổi ra mắt ngày 28/10 tại Hà Nội, Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ, anh rất háo hức tham gia chương trình hòa nhạc lần này. Trong buổi biểu diễn, anh sẽ thể hiện hai tác phẩm, Havanaise của Saint- Saens và Airs Bohemien của Sarasate với dàn nhạc Cộng hòa Séc và nhạc trưởng Charles Olivieri-Munroe.


Trong buổi biểu diễn, anh sẽ thể hiện hai tác phẩm,

Trong buổi biểu diễn, anh sẽ thể hiện hai tác phẩm, Havanaise của Saint- Saens và Airs Bohemien của Sarasate với dàn nhạc Cộng hòa Séc và nhạc trưởng Charles Olivieri-Munroe.


Đêm nhạc sẽ diễn ra một đêm duy nhất, ngày 5/11 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Việt Nam là điểm khởi đầu của chương trình Toyota Classics trong chuyến lưu diễn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương kéo dài từ 5/11 đến 16/11/2013 qua Hà Nội, Phnom Penh (Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia) và Bandar Seri Begawan (Brunei).


Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 là năm thứ 16 chương trình diễn ra tại Việt Nam. Toàn bộ số tiền bán vé từ chương trình được dùng để hỗ trợ cho chương trình học bổng hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam dành cho những học sinh, sinh viên xuất sắc của 5 trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp.


Nguyễn Hằng







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Ngô Thanh Vân đeo đồng hồ gần 1 tỷ công bố người Việt thứ 2 vào vũ trụ

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Xuất hiện trong chương trình Công bố người Việt Nam thứ hai bước vào vũ trụ, người đẹp Ngô Thanh Vân diện bộ trang phục đen cùng cách trang điểm nhẹ đầy quý phái.



Tối qua (27/10), hơn 5000 bạn trẻ đã cuồng nhiệt ủng hộ cho sự kiện xuất hiện bạn trẻ thứ hai được chọn làm người Việt Nam bay vào vũ trụ. Tham gia chương trình có sự góp mặt của dàn sao Việt như: Ngô Thanh Vân, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Đinh Hương...


Xuất hiện trong chương trình, “đả nữ” Ngô Thanh Vân thu hút mọi ánh nhìn trong bộ sang phục màu đen quý phái và đơn giản. Điểm nhấn của bộ trang phục này là phụ kiện dây lưng nhỏ có khóa màu vàng và chiếc đồng hồ cùng màu.













Ngô Thanh Vân nổi tiếng là một người phụ nữ khá đơn giản trong showbiz, thế nhưng lần này cô đã gây sự chú ý khi diện chiếc đồng hồ bằng vàng nạm kim cương lấp lánh. Sau khi tìm hiểu, bất ngờ chúng tôi biết đây là chiếc đồng hồ cùng loại với hoàng hậu Buhtan đã sử dụng trong các sự kiện long trọng.


Đó chính là chiếc đồng hồ Thụy Sỹ hiệu Sarcar, một thương hiệu đồng hồ độc đáo nhất thế giới, luôn gắn với những thiết kế bằng tay tinh xảo cùng các viên kim cương, vàng. Toàn bộ đồng hồ, từ dây đeo đến mặt số đều bằng vàng 18k, trên mặt đồng hồ đính 3 trái tim nạm 54 viên kim cương lấp lánh và có thể chuyển động mỗi khi cổ tay người sử dụng chuyển động. Giá hiện tại được công bố khoảng gần 1 tỷ đồng.









Ngô Thanh Vân đeo đồng hồ được làm từ vàng 18k trong sự kiện










Cận cảnh chiếc đồng hồ kim cương tiền tỷ của Ngô Thanh Vân












Đồng hồ của Ngô Thanh Vân có thiết kế gần giống đồng hồ mà hoàng hậu Buhtan từng sử dụng













Trước đây, hoa hậu Diễm Hương cũng khiến dư luận xôn xao về độ chịu chơi khi diện đồng hồ 5 tỷ của cùng thương hiệu này khi đến dự họp báo ra mắt một bộ phim chiếu Tết./.






Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Tân Lộc đỉnh ký

@ nguontinviet.com




Thứ Hai, 28/10/2013 - 08:58


Vi Tiểu Bảo được Hoàng thượng rất ưu ái, và có tới 7 người vợ xinh đẹp.


Ngoài dàn diễn viên trẻ, nhiều pha võ thuật đẹp mắt, những bộ trang phục ấn tượng và hợp thời đại đã đem lại thành công lớn cho bộ phim, Tân lộc đỉnh ký khiến người xem như bước vào một thế giới phong kiến thực sự. Những bộ trang phục trong phim không những thể hiện địa vị xã hội, hoàn cảnh xuất thân mà còn nói lên tâm lý tình cảm, tính cách trong từng hoàn cảnh của các nhân vật.


Bộ phim Tân Lộc Đỉnh Ký của Trương Kỷ Trung do Huỳnh Hiểu Minh đóng vai chính ngay từ khi công bố dàn diễn viên đã vấp phải sự phản đối của dư luận. Trong các bản phim trước dù đó là Lương Triều Vỹ , Trần Tiểu Xuân hay Trương Vệ Kiện thì Vi Tiểu Bảo vẫn luôn là anh chàng có thân hình nhỏ bé và không đẹp trai. Song với Tân Lộc Đỉnh Ký, Huỳnh Hiểu Minh với chiều cao lý tưởng và khuôn mặt của Dương Quá đã khiến các fan phải sốc khi anh thể hiện vai anh chàng Vi Tiểu Bảo.


Cốt chuyện hay, đạo diễn nổi tiếng, diễn viên tài năng, cảnh quay đẹp...


Cốt chuyện hay, đạo diễn nổi tiếng, diễn viên tài năng, cảnh quay đẹp... Tân Lộc đỉnh ký hứa hẹn sẽ cuốn hút người xem từ đầu đến cuối.


Phim khởi chiếu trên kênh 1 Truyền hình Hà Nội từ 29/10, buổi 20h50 các ngày từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần.


Một số hình ảnh trong phim:


H.H








Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Ta đã ở đó: chỉ thiếu một chút

hanhfm @ nguontinviet.com

Vở múa đánh dấu sự hợp tác độc lập đầu tiên của Tạ Thùy Chi và Nguyễn Ngọc Anh sau 15 học tập, biểu diễn chuyên nghiệp ở nước ngoài. Song, Ta đã ở đó dường như vẫn còn lưng chừng đâu đó, chưa đưa người xem đi đến tột cùng của xúc cảm…


Có lẽ nhiều khán giả đến Nhà hát Thành phố (TP.HCM) để xem chương trình cũng mang tâm trạng háo hức không kém gì hai tác giả của nó. Đêm diễn đầu tiên bán hết vé, có sự góp mặt của những nghệ sĩ như Thành Lộc, Chí Anh, Trần Ly Ly, gia đình múa Đặng Hùng – Vương Linh – Linh Nga cũng phần nào nói lên độ thu hút của chương trình. Cũng phải, bởi Nguyễn Ngọc Anh và Tạ Thùy Chi đủ là hai cái tên bảo chứng chất lượng. Sau nhiều năm rèn luyện ở xứ người, nay đã trở về, chín muồi và… tỏa sáng.


Không cần nói nhiều về bảng thành tích dày dặn của Ngọc Anh và Thùy Chi nữa, vì công tác truyền thông trước chương trình đã làm khá tốt. Ta đã ở đó chính là nơi lý tưởng để họ thi triển tài năng. Riêng với Thùy Chi thì đây còn là dịp thử thách mình ở vai trò mới: nhà sản xuất.


Theo thông tin gửi đến báo chí trước đó, chương trình gồm bốn tiết mục: Vượt qua giới hạn, Ta đã ở đó, Múa là như thế, Cố hương. Nhưng đến đêm diễn thì Múa là như thế đã được gộp vào Ta đã ở đó, điều này thể hiện rõ trên tờ bướm được phát trước chương trình.


Các tiết mục hơi dàn trải, rề rà, kéo dài gần 90 phút (không nghỉ giải lao) với nhiều khoảng lặng không cần thiết. Vở diễn chưa đạt đến sự bùng nổ mà lẽ ra như người ta kỳ vọng nó phải có. Một khán giả nhận xét ở phần giao lưu cuối chương trình “chưa kịp chạm đỉnh thì đã tuột dốc cảm xúc”.


Phần được xem là “đinh” – Ta đã ở đó, để Thùy Chi và Ngọc Anh cùng phô diễn kỹ thuật, lại không ấn tượng bằng tiết mục với các khách mời – Vượt qua giới hạn. Ta đã ở đó lồng ghép màn chiếu hoạt hình 3D nhưng ánh sáng điều tiết chưa nhuyễn, làm các động tác độc diễn của Thùy Chi bị lẫn đằng sau tấm màn.


Ta đã ở đó hồi tưởng những ký ức tuổi thơ ngọt ngào với lời hát ru của mẹ, các trò hái hoa, bắt bướm, thả diều, khoảnh khắc bẽn lẽn khi vừa biết yêu… qua đó bày tỏ khao khát lấy lại cân bằng trong đời sống thực tại của những người trẻ, khi sự hồn nhiên đã bị đánh mất. Đáng tiếc là chiếc bập bênh lớn trên sân khấu dường như chỉ đủ để minh họa chứ chưa góp phần lột tả được tinh thần như tác giả gửi gắm.


Chất múa trong tiết mục này cũng không nhiều, tạo cảm giác hơi “hoạt cảnh”.


Trở lại tiết mục đầu tiên, Vượt qua giới hạn, đây là phần gây ấn tượng nhất cho khán giả, cho thấy đúng những gì Thùy Chi và Ngọc Anh đã lĩnh hội. Chuyển động cơ thể phức tạp, đan xen nhịp nhàng với từng nốt nhạc của Quốc Trung. Những bước chân của NSƯT Ngô Thụy Tố Như, NSƯT Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Vũ Ngọc Khải và Nguyễn Ngọc Anh biến chuyển nhịp nhàng giữa các động tác ballet cổ điển với múa đương đại phóng khoáng. Mạnh mẽ, táo bạo, cách tân, mà vẫn dịu dàng, lôi cuốn!


Tiết mục cuối cùng, Cố hương đã tạo được những khoảng lặng trong lòng người xem. Cố hương là tác phẩm đầu tiên do Ngọc Anh biên đạo và trình diễn tại Việt Nam vào năm 2010, món quà anh gởi tặng Thùy Chi khi cô trở về Việt Nam. Phần âm nhạc cho tiết mục này thuộc dạng “truyền thống”, bản Nature of daylight của Max Richter và Brotsjor của Olafur Arnalds, đã được giới làm nghề dùng rất nhiều (nhạc của Max và Olafur rất được dân múa đương đại ưa chuộng; ở Việt Nam, anh em biên đạo Phúc Hải – Phúc Hùng từng sử dụng nhạc của Max Richter trong vở Những mảnh ghép của giấc mơ)


Hoàng Yến




Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Nhan sắc 'một trời một vực' của mỹ nữ Trung Hoa cổ xưa với màn ảnh

@ nguontinviet.com

Tạo hình lung linh của các Sao trên phim cổ trang Trung Hoa về đề tài hậu cung đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá vẻ đẹp các cung tần mỹ nữ cổ xưa trong lịch sử đến với đông đảo người hâm mộ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, liệu đó có phải là sự thực?



Có thể nói, dòng phim cổ trang đã góp công lớn trong việc đưa truyền hình Hoa ngữ lên vị trí "đại gia" của làng phim châu Á. Song, nếu chỉ qua những thước phim truyền hình đề tài hậu cung để đánh giá về hình ảnh thực tế các cung tần mỹ nữ thì có phần không được đúng đắn cho lắm. Bởi giữa phim ảnh và đời sống luôn có khoảng cách khá xa.


Và dường như, các nhà làm phim càng ngày càng muốn kéo khoảng cách này ra "xa lắc xa lơ" với trăm ngàn kiểu "chế" lịch sử, khắc họa hình tượng nhân vật trong mơ cùng lối thiết kế tạo hình "viễn tưởng". Hãy cùng xem sự khác biệt giữa hoàng cung trên màn ảnh và thực tế về giới quý tộc Trung Quốc thời xưa do tài khoản mạng tên weixin trên trang QQ cung cấp.


Hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ với những hình ảnh dưới đây.











Tạo hình đẹp lung linh của gia đình Hoàng Tộc thời Càn Long










Nhưng trên thực tế, một gia tộc bề thế của Trung Hoa thời nhà Thanh trông như thế này...










Các ái phi và aka, cách cách của vua đời Thanh










Những "mỹ nữ" này, thực chất nhan sắc chẳng lấy gì làm xuất sắc như trong phim










Các cung tần trên phim đều xinh đẹp, lung linh như thế này










Nhưng nếu đem so với thực tế thì nó lại "quá ảo" so với quy định










Nhan sắc hoàn hảo và tạo hình đẹp tuyệt vời không có gì phải chê của Dương Mịch trong "Cung tỏa tâm ngọc"










và đây là nhan sắc thực của một vị cung phi đời vua Quang Tự




















Còn đây là một vị phúc tấn đẹp người, đẹp nết của Trung Hoa thế kỉ trước










Hình ảnh phúc tấn của một vị quan nhị phẩm










Dàn mỹ nữ xinh như mộng trong "Hậu cung Chuân chuyên huyện"










Dàn "mỹ nữ" của một vương triều nhà Thanh trong lịch sử










Từ Hy thái hậu và các phi tần của vua Quang Tự










Tiểu Ngọc Nhi của "Mỹ nhân vô lệ" dù trước hay sau khi mang thai vẫn xinh đẹp và gọn gàng










Nhưng trên thực tế, một phi tần sẽ "phát tướng" như thế này khi mang thai










Kể cả sau khi mang thai, họ vẫn khó lòng "gọn gàng" trở lại với chế độ ăn uống tẩm bổ của quý tộc










Chủ nhân xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn cai quản hậu cung trong "Cung tỏa châu liêm"










Đến cả cung nữ trong hậu cung cũng xinh đẹp chẳng kém gì các phi tần










Thực tế người cai quản hậu cung không cần quá xinh đẹp, và cung nữ lại càng không...










Đại mỹ nhân Dương Quý Phi trong lịch sử cung phi Trung Hoa dưới sự thể hiện của Phạm Băng Băng










Tuy nhiên vẻ hiện đại của Phạm Băng Băng lại có vẻ... "lệch chuẩn" so với tiêu chuẩn thực của thời xưa










Dung mama nổi tiếng độc ác trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc










trông cũng không khác là mấy so với vẻ "dữ dằn của mama thực tế trong lịch sử










Kiến Ninh công chúa xinh đẹp, lanh lợi của Thư Xướng










...và dung mạo xấu xí của cách cách đời nhà Thanh










Những cô gái trẻ cũng không "đẹp" hơn là mấy










Phượng Tỷ có "vẻ đẹp" gần giống với cô thiếu nữ cổ xưa trong ảnh










Ngắm rõ nhan sắc Từ Hy thái hậu danh tiếng của lịch sử Trung Hoa










Tuy nhiên tạo hình điện ảnh của Từ Hy Thái hậu do Củng Lợi đóng thì lại quyến rũ như thế này...










Hoàng đế Quang Tự và Trân Phi được sủng ái nhất hậu cung










Những thiếu nữ xinh đẹp "hiếm hoi" thời xưa




Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục