Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Nữ ca sĩ Min ra mắt “Nhớ”

@ nguontinviet.com


Thanh Lam và cố nhạc sỹ Thuận Yến
Thanh Lam và cố nhạc sỹ Thuận Yến


Mới đây ca sỹ Thanh Lam đã chia sẻ bài thơ do chính cha cô - cố nhạc sỹ Thuận Yến viết tặng mình trước ngày đi xa. Bài thơ mang tựa đề “Con yêu”. Chất chứa trong từng câu chữ là tấm chân tình, là những trăn trở của một người cha về cô con gái yêu dù đã lớn khôn.


Bài thơ đã nhanh chóng lan truyền trên cộng đồng mạng. Ngay sau khi đăng tải, bài thơ của cố nhạc sỹ Thuận Yến viết cho Thanh Lam đã nhận được hơn 3000 lượt like và rất nhiều lượt chia sẻ. Không ít người tỏ ra xúc động, nghẹn ngào trước những dòng thơ mang đầy trăn trở với cô con gái Thanh Lam của cố nhạc sỹ Thuận Yến.


Thanh Lam từng chia sẻ thấy mình may mắn, hạnh phúc và giàu có nhất khi được là con của một người cha như nhạc sỹ Thuận Yến. Đây có thể coi là kỷ niệm cuối cùng của cô với người cha một đời gắn bó.


Xin trích đăng nguyên văn bài thơ của cố nhạc sĩ Thuận Yến viết cho Thanh Lam:


Con yêu!


Cha đi rất xa lần này con nhé!


Hết hoàng hôn có lẽ cũng chưa về?


Miền này nhiều hoa đỏ lắm con ơi!


Cha lại nhớ rừng Trường Sơn thưở trước...


***


Con phôi thai trong chiến trường ác liệt


Cha đặt tên con vẫn rất dịu dàng


Nốt nhạc say mê nhất đời mẹ và cha


Xanh hy vọng một ngày mai đoàn tụ.


***


Cha trở về dòng sông định mệnh


Lại thương con trắc trở đò ngang


Con gái cha xinh đẹp, đa đoan


Cha có lỗi khi để con ở lại.


Ai che chở mỗi khi con buồn tủi?


Ai viết cho con những bài hát nồng nàn?


Ai giữ cho con những phiếu bé ngoan?


Và chú thích sau những hình con thuở bé?


Ai nhận lỗi mỗi khi con bướng bỉnh?


Mẹ có đủ sức không khi mẹ vắng cha?


***


Trời ở rất gần mà đất lại rất xa!


Ngõ nhỏ thân quen bao năm cha vẫn nhớ


Ngôi nhà bé xinh dàn hoa trước cửa


Bước chân con về sau buổi diễn mỗi đêm.


Bây giờ vẫn những bước chân con


Cha lặng lẽ theo sau chứ không phải ngóng chờ con nữa...


***


Ngôi nhà vẫn ngập tràn kỷ niệm


Con hãy vui lên mỗi lúc cha về!


Con vẫn là con bé bỏng của cha!


Dù cho con sắp thành bà ngoại


Hãy hát thật hay vì cha vẫn nghe đấy!


Hãy tìm một bến đỗ bình yên!


Hãy vui lên mỗi lúc con buồn!


Để cha được nắm tay con rất chặt


Để trời xanh gọi...


Cha không còn vương vấn...


Hãy chờ cha! Cha sẽ quay về...!


Theo Hà My

Gia đình & Xã hội







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Những khoảnh khắc gây sốt của "biểu tượng sex" Marilyn Monroe

@ nguontinviet.com


Cùng chiêm ngưỡng một bộ ảnh quý về vẻ đẹp của “biểu tượng sex” bên bờ biển trong một ngày hè với nắng vàng, biển xanh, cát trắng:


Những khoảnh khắc gây sốt của biểu tượng sex Marilyn Monroe
Marilyn Monroe (1926-1962), tên thật là Norma Jeane Mortensen, là nữ diễn viên, biểu tượng sex và hình tượng pop nổi tiếng bậc nhất của Mỹ trong thế kỷ 20.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.

Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.
Monroe thường diễn những vai phụ, diễn xuất của cô không được đánh giá cao, nhưng mỗi khi Monroe xuất hiện trong phim nào, phim đó gần như chắc chắn sẽ thành công.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.

Monroe có lối diễn xuất hài hước và gợi cảm. Vẻ đẹp kinh điển của cô đã giúp Monroe trở thành cô gái vàng của Hollywood, là huyền thoại của điện ảnh Mỹ.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.

Những năm cuối đời Marilyn sống trong bệnh tật. Cuộc đời cô chưa bao giờ thiếu vắng những tin đồn gây sốc. Giai đoạn này, Marilyn bị cho là trở nên đa nghi và khó tính.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.

Năm 1962, ở tuổi 36, cô qua đời do sử dụng thuốc an thần quá liều. Cái chết của Marilyn Monroe trở thành sự kiện gây sốc đối với thế giới. Xung quanh đó cũng có nhiều lời đồn đoán.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân cái chết, có người cho rằng đó là một tai nạn nhưng cũng có người khẳng định đây là vụ mưu sát.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.
Trong những ngày tháng cuối đời, Marilyn Monroe đã có mối quan hệ tình ái với Tổng thống Mỹ John Kennedy và người em trai của ông là Robert Kennedy.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.
Về sau, nhiều bạn bè của Marilyn Monroe cho biết cô đã nuôi mong ước được trở thành Đệ nhất phu nhân Mỹ, nhưng như tất cả chúng ta đều biết, mong ước đó đã không trở thành sự thật.


Monroe bắt đầu sự nghiệp người mẫu, rồi bước tới với điện ảnh.
Marilyn Monroe ra đi để lại vô vàn những bí ẩn về cuộc đời của nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.


Bích Ngọc
Theo Cool Fun Club







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Cháu nội duy nhất của Đặng Tiểu Bình giờ ra sao giữa chốn quan trường?

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Năm ngoái, Đặng Trác Lệ mới trở về Trung Quốc và bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với chức vụ Phó Huyện trưởng huyện Bình Quả.












Đặng Trác Lệ, cháu nội duy nhất của Đặng Tiểu Bình.

Đa Chiều ngày 22/6 đưa tin, Đặng Trác Lệ, cháu nội duy nhất của Đặng Tiểu Bình tháng 5 năm ngoái được bổ nhiệm làm Phó Huyện trưởng huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, nhưng từ đó đến nay chưa từng công khai xuất đầu lộ diện.


Tuy nhiên truyền thông địa phương Bách Sắc gần đây đưa tin, Đặng Trác Lệ đã trở thành Bí thư đảng ủy Thị trấn Tân An huyện Bình Quả. Và một điều lạ nữa là cổng thông tin điện tử chính quyền huyện Bình Quả cho đến bây giờ cũng vẫn không thấy tên tuổi, lý lịch của Đặng Trác Lệ đâu.


Tờ "Tả Giang nhật báo" của chính quyền Bách Sắc ngày 15/5 cho biết, Đặng Trác Lệ đã xuống thôn xã "đóng vai" cán bộ thôn 3 ngày trong khi tìm hiểu "thực tiễn hoạt động chính sách quần chúng của đảng" với vai trò Bí thư đảng ủy thị trấn Tân An huyện Bình Quả.


Theo Đa Chiều, tháng 1 năm nay Đặng Trác Lệ được điều động về làm Bí thư Tân An. Cuối tháng 12/2013, khi Bành Thanh Hoa, Bí thư Quảng Tây về Bình Quả "điều tra nghiên cứu thực tiễn", Đặng Trác Lệ đã xin với ông Hoa cho mình xung phong xuống cơ sở.


Đặng Trác Lệ từ "quan huyện" xuống hàng "quan thị trấn" nhìn bề ngoài là đi xuống, nhưng lại là chức vụ có thực quyền. Ngoài ra, theo một nguồn tin từ website Hội đồng nhân dân huyện Điền Dương thuộc thành phố Bách Sắc, Đặng Trác Lệ vừa làm Bí thư Tân An, vừa kiêm nhiệm Phó Huyện trưởng Bình Quả.


Lệ là cháu nội duy nhất của Đặng Tiểu Bình, con trai duy nhất của Đặng Chất Phương. Đặng Trác lệ sinh năm 1985, từng học Học viện Luật đại học Bắc Kinh, năm 2008 tốt nghiệp thạc sĩ luật tại đại học Duke, Hoa Kỳ và có một thời gian làm việc cho một văn phòng luật sư.


Năm ngoái, Đặng Trác Lệ mới trở về Trung Quốc và bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với chức vụ Phó Huyện trưởng huyện Bình Quả.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Vì sao nhà báo mất tự do?

@ nguontinviet.com


Cứ thử nhìn rộng ra ngoài lĩnh vực chính trị, sẽ thấy rất nhiều yếu tố bất ngờ đang tác động lên tự do báo chí.









Đầu tiên là lười và tay nghề yếu làm nhiều phóng viên đánh mất sự tự do của mình. Nói cụ thể, muốn viết một bài điểm sách có chất lượng thì điều kiện tiên quyết là phải đọc cuốn sách đó, muốn phê bình một bộ phim mới ra rạp, chắc chắn phải xem trọn vẹn bộ phim. Thế nhưng với nhiều phóng viên, bỏ vài ba ngày để đọc cuốn sách rồi viết một mẩu lọt thỏm là chuyện khó lòng xảy ra.


Thế là họ đành bỏ sự tự do phóng bút để buộc mình vào trang thông cáo báo chí mà nhà xuất bản đã gửi sẵn cho họ, kể cả những đoạn chê một chút, lên án “sự trần trụi” một chút cho thu hút người đọc. Một khi họ tự nguyện cắt và dán từ các bài báo chuẩn bị sẵn cho họ thì làm gì còn tự do báo chí đúng nghĩa nữa.


Chuyện này khá phổ biến và không chỉ diễn ra trong lĩnh vực điểm sách, điểm phim mà còn nhiều thứ khác, từ giới thiệu thời trang, bình sản phẩm mới đến đánh giá tour du lịch, quán ăn ngon.


Được giao viết tin về một cuộc triển lãm tranh, một nền báo chí tự do thật sự sẽ đòi hỏi người phóng viên có chút ít kiến thức về hội họa, trước khi đến xem triển lãm phải làm nghiên cứu tường tận về họa sĩ có tranh triển lãm, khi đến dự phải dùng kiến thức hội họa của mình để thưởng lãm tranh và bình theo hiểu biết của mình hay ít ra cũng gặp vài ba người có thẩm quyền để phỏng vấn họ. Khó lòng trông chờ chuyện đó ở Việt Nam.


Trong bối cảnh đó thì người nào hội đủ những yếu tố nói trên sẽ trở thành những cây bút có uy tín và họ sẽ hưởng được sự tự do, ít nhất là trong lĩnh vực của họ.


Sự thiếu vắng tự do báo chí ở chúng ta một phần cũng do sự cả nể. Với nhà báo, xây dựng một mối quan hệ bền vững để nguồn tin tự động nhớ đến mình một khi “có chuyện” là cả một quá trình khó khăn.


Trên con đường đó, đôi lúc họ phải “áp dụng” sự cả nể để duy trì quan hệ, để tiếp tục nhận được thông tin. Vì thế chúng ta sẽ thấy tin hoạt động bình thường của một tập đoàn nào đó xuất hiện thường xuyên nhưng tin về một sự cố nào đó cũng ở tập đoàn này sẽ bị giấu nhẹm vì phóng viên ngại phá vỡ mối quan hệ đã xây dựng bấy lâu nay.


Đó là chưa nói đến những yếu tố tương tự nhưng xuất phát từ quan hệ khách hàng quảng cáo dài hạn, bảo trợ các chương trình, tài trợ các chuyên mục.


Thế nhưng yếu tố lớn nhất làm phóng viên đánh mất sự tự do là việc thiếu vắng kiến thức chuyên ngành mà họ bao quát. Lấy ví dụ lĩnh vực kinh tế, nếu phóng viên thiếu kiến thức cơ bản, họ sẽ không dám mở rộng đề tài, ngại ngùng khi phỏng vấn, e dè khi đưa tin và trước sau gì cũng viết sai. Với phóng viên không có nền tảng kiến thức cơ bản, họ sẽ phụ thuộc vào nguồn tin, nói sao là tin vậy, phụ thuộc vào một số chuyên gia ruột, lập luận sao là viết theo liền.


Bởi vậy nên dù báo chí, nhất là các ấn bản điện tử, đang nở rộ nhưng thông tin cần thiết cho người đọc để ứng xử trong cuộc sống ngày càng thiếu vắng. Không thể mở tờ báo ra đọc để sau đó tin tưởng mà ra tiệm mua cuốn sách, vào rạp xem bộ phim.


Không thể biết được ai đứng đằng sau dự án này, dự án kia; vì sao mảnh đất vàng nằm ngay trung tâm thành phố vẫn rào chắn im lìm trong nhiều năm. Không thể biết những lời đồn về “đại gia” này, “đại gia” kia có bao nhiêu phần sự thật; những khoản nợ khổng lồ của doanh nghiệp này sẽ được giải quyết như thế nào; chính sách nọ có thật sự giúp ích cho nền tài chính...


Quy luật bù trừ lúc này sẽ phát huy tác dụng: không làm được những đề tài khó thì cứ lao vào chuyện dễ, lại đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu “tán chuyện” của rất nhiều người. Chuyện đó thì ai cũng thấy.


Chuyện các đề tài “nhạy cảm” mà tùy từng lúc báo chí phải tránh xa là có chứ không phải không. Giả thử một phóng viên đi công tác xa chừng một năm nay quay về và đọc toàn bộ các báo trong một tháng gần đây, hẳn sẽ ngạc nhiên vì sẽ thấy báo dùng tàu Trung Quốc chứ không còn “tàu lạ”; công hàm Phạm Văn Đồng được đưa ra mổ xẻ cặn kẽ; vấn đề làm sao để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế được bàn ở mọi khía cạnh; mưu đồ lấn chiếm dần biển Đông của “ông bạn vàng” Trung Quốc bị vạch trần...


Ở đây quy luật bù trừ cũng thể hiện rất rõ: có phóng viên lười, tay nghề yếu, cả nể như đã nói ở trên thì cũng có những phóng viên lão luyện, yêu nghề, từng dày công làm nghiên cứu về lĩnh vực đảm trách. Nên cho dù có gián đoạn, khi cần, các nhà báo chân chính này cùng các chuyên gia mà lúc nào cũng có sẵn, đã cho ra đời những bài báo thời sự về biển Đông vừa nóng hổi, vừa chỉn chu như yêu cầu của bạn đọc.


Bởi vậy, cách tốt nhất là khuyến khích một môi trường hành nghề báo chí có cạnh tranh lành mạnh để phóng viên cũng phải theo quy luật đào thải và vươn lên như bất kỳ nghề nào khác. Người viết báo có lòng tự trọng sẽ biết cách đưa tin về những vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của đất nước một cách bản lĩnh chứ không cần nhắc nhở.


Lúc đó những bài viết chỉ biết ăn theo thông cáo báo chí sẽ bị loại trừ, những bài viết sai lệch vì thiếu kiến thức chuyên môn sẽ bị vạch trần. Và chính trong môi trường đó, báo chí mới lấy lại được niềm tin của người dân, lúc đó mới có thể sử dụng báo chí để làm cầu nối đưa thông tin đến người dân như mong muốn.


NGUYỄN VẠN PHÚ





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Mỗi năm sẽ có từ 1 đến 2 đợt tuyển sinh Đại học

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hợp nhất Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, có thể mỗi năm có từ 1 – 2 đợt tuyển.



Văn bản hợp nhất về Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy có quy định, hằng năm, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy tổ chức 1 - 2 lần tuyển sinh, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể thời gian tuyển sinh.


Phương thức tuyển sinh gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.














Ảnh minh họa



Các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định như: Xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh, hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi (nếu có); xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.


Cũng theo đó, kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác.


Tuy nhiên, các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.


Đối với các trường tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung, Bộ GD&ĐT quy định, Bộ sẽ tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường.


Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu: các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT; các môn năng khiếu do các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi và chấm thi.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Trung Quốc chống trọng tài là hiếu chiến, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Bằng cách cấm xí phần và bằng cách áp dụng tất cả các quy định trên cơ sở đồng thuận, đó là ý định của cộng đồng quốc tế xử lý mọi tranh chấp phát sinh.












Học giả Philippines Harry Roque Jr.

Inquirer ngày 22/6 dẫn phân tích của giới chuyên gia bình luận, việc Trung Quốc từ chối yêu cầu của Philippines tham gia vào quá trình tố tụng vụ kiện đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông cũng như những hành vi khởi tạo, xây dựng trái phép, đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay - PV) hà hành vi hiếu chiến, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Luật quốc tế Nhật Bản thuộc đại học Chuo, học giả Harry Roque Jr cho biết, là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc đã đồng ý thực hiện tất cả các nghĩa vụ liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS cũng như thủ tục ràng buộc để giải quyết các tranh chấp xảy ra do việc giải thích và vận dụng UNCLOS.


Roque là Giám đốc Viện Nghiên cứu pháp lý quốc tế của trung tâm Luật Philippines khẳng định, cộng đồng quốc tế đã mất rất nhiều thời gian, công sức để thống nhất và đưa ra các quy định của UNCLOS vì tất cả các quốc gia trên thế giới này đều muốn có một bản "hiến pháp cho các vùng biển".


Bằng cách cấm xí phần và bằng cách áp dụng tất cả các quy định trên cơ sở đồng thuận, đó là ý định của cộng đồng quốc tế xử lý mọi tranh chấp phát sinh về lãnh thổ hàng hải chứ không phải sử dụng vũ lực hoặc dùng hành động đơn phương để giải quyết vấn đề, Roque tuyên bố.


Roque cũng vạch trần quan điểm sai trái của thẩm phán Tiết Hãn Cần người Trung Quốc tại Tòa án Công lý Quốc tế khi bà Cần nói rằng Trung Quốc đã tuyên bố có quyền bảo lưu quyền không bị ràng buộc bởi quy chế tham gia các thủ tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng con đường trọng tài.


Học giả Philippines khẳng định, những quan điểm bảo lưu của Trung Quốc sau đó chỉ nhằm vào các đối tượng cụ thể trong thủ tục giải quyết tranh chấp hàng hải đã chứng minh rằng Trung Quốc đã đồng ý bị ràng buộc bởi các thủ tục.


Và một khi các báo cáo về việc Trung Quốc đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa được xác nhận cũng sẽ không giúp cho hồ sơ pháp lý của Bắc Kinh ở Biển Đông mạnh hơn.


Chính phủ Philippines đã yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp và vi phạm nghiêm trọng UNCLOS.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines.












Trung Quốc đổ đất cát đắp nền trái phép tại đá Gạc Ma hòng biến nó thành đảo nhân tạo, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Tờ Trung ương Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng Đài Loan ngày 21/6 dẫn lời chuyên gia quốc tế cho rằng, động thái Trung Quốc đang đảo hóa 5 trong 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, đồn trú trái phép từ năm 1988 đến nay, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên - PV) là có thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bởi không luật nào cho phép làm điều đó.


Trước đó tờ The New York Times dẫn nguồn tin từ Philippines cho thấy, họ có bằng chứng về việc Bắc Kinh đang vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng đến đá Gạc Ma để chuẩn bị biến nó thành đảo nổi (bất hợp pháp) cho người sinh sống đã khiến Việt Nam, Philippines đặc biệt quan ngại và phản đối, đồng thời Washington cũng phải cảnh giác.


Giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng sau khi đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa, Bắc Kinh sẽ đưa ra yêu sách đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, nhưng Bắc Kinh khó có thể thuyết phục được tòa án quốc tế, bởi đảo nhân tạo không có EEZ.


UNCLOS một mặt quy định rõ về vùng đặc quyền kinh tế, nhưng mặc khác cũng hạn chế việc xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, kết cấu vốn không có trên các đảo, bãi đá. Sự tồn tại của các kết cấu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc xác định vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.


Giáo sư Lawrence Juda chuyên về luật biển từ đại học tiểu bang Rhode Island cho biết, đảo nhân tạo không phù hợp với định nghĩa "đảo" trong UNCLOS, do đó không được hưởng các quy chế của đảo theo quy định của UNCLOS. Do đó việc Trung Quốc có đòi yêu sách vùng đặc quyền kinh tế đối với 6 bãi đá ở Trường Sa là "không hợp lý, và sẽ không được thừa nhận".


Trong khi đó chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines. Năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 600 triệu USD đắp đê, đổ đất xây dựng đảo nhân tạo ở đây.


Trung Quốc cho rằng, Okinotorishima không phù hợp với định nghĩa đảo trong UNCLOS nên không thể được hưởng quy chế về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Nếu không có Mỹ ở châu Á, Trung Quốc sẽ còn gặp rắc rối hơn nhiều

@ nguontinviet.com

(GDVN) - Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông.












Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 21/6 đưa tin, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W Bush, Stephen Hadley đã không nể nang chủ nhà khi thẳng thắn chỉ trích những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông đang khiến láng giềng lo ngại.


Sáng 21/6 Trung Quốc khai mạc diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 tại Bắc Kinh, hội thảo này do đại học Thanh Hoa phối hợp với hiệp hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc tổ chức, được cho là một diễn đàn an ninh quốc tế phi chính thức cấp cao nhất của Trung Quốc.


Năm nay, quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tham dự hội thảo này là ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện. Hội thảo này là "sự nối dài" thực lực ngoại giao Trung Quốc từ chính thức đến phi chính thức, Bắc Kinh mời khá nhiều quan chức nghỉ hưu của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga tham dự, trong đó có ông Stephen Hadley.


Mặc dù là khách mời của Bắc Kinh, nhưng cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đã không ngần ngại phê phán thẳng thắn và đích danh nước chủ nhà. Trong bài phát biểu với tiêu đề "Quan hệ nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và hòa bình khu vực", Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông và đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.


Stephen Hadley nói: "Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên phải nghi ngờ mong muốn của Bắc Kinh về việc xây dựng mô hình mới của quan hệ nước lớn, mặc dù Trung Quốc có giải thích của riêng họ".


Ông cho rằng tại Trung Quốc hiện nay tồn tại một quan điểm gọi là "âm mưu luận", quan điểm này cho rằng Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đang hợp mưu đối phó với Bắc Kinh. Thậm chí một số người Trung Quốc cho rằng, không có Mỹ, quan hệ Trung Quốc với láng giềng sẽ tốt hơn nhiều. "Tuy nhiên tôi cần nhấn mạnh, nếu không có Mỹ, những vấn đề Trung Quốc phải đối mặt ở châu Á còn tồi tệ hơn nhiều."


Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương có lợi cho Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Triệu Thị Hà mong không có hận thù sau khi không bị tước danh hiệu

@ nguontinviet.com

(GDVN) - 'Tôi rất vui và theo tôi biết thì bên Bộ Văn hóa và Thanh tra văn hóa sẽ làm việc rất là công tâm, vì lẽ phải'.



Mới đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra công văn số 54/TTr-VHGĐ trả lời công ty CIAT về việc thu hồi vương miện của Hoa hậu Triệu Thị Hà.











Công văn của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

Theo nội dung ghi trong công văn thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch không chấp thuận cho Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam thu hồi vương miện của Hoa hậu Triệu Thị Hà vì:


'Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, chưa qui định về việc thu hồi danh hiệu Hoa hậu', trích nội dung công văn.


Về kiến nghị Bộ VH,TT&DL có ý kiến với Cục An ninh chính trị nội bộ và Cục An ninh điều tra, Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý Triệu Thị Hà vì đã có những phát ngôn vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đối với bà Đoàn Thị Kim Hồng và Công ty CIAT, công văn cũng nêu rõ:


'Các nội dung tin nhắn có tính chất đe dọa, khủng bố, xúc phạm đến danh dự cá nhân của Công ty CIAT, đề nghị Công ty gửi đơn đến cơ quan Công an giải quyết theo quy định của pháp luật'.


Còn việc xử lý những phát ngôn không đúng, vu khống của bà Triệu Thị Hà thì theo công văn, Công ty CIAT phải gửi đơn đến Bộ TT&TT xem xét, xử lý hoặc khởi kiện ra tòa án.


'Việc các trang điện tử, báo mạng và báo viết đưa nhiều thông tin về việc bà Triệu Thị Hà đã có những phát ngôn không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bà Đoàn Thị Kim Hồng và ban tổ chức, đề nghị bà và Công ty CIAT gửi đơn đến Bộ TT&TT xem xét, xử lý hoặc khởi kiện ra tòa án'.












Triệu Thị Hà: "Cảm ơn cơ quan chức năng đã bênh theo lẽ phải"


Trước kết luận của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với bà Kim Hồng, đại diện công ty CIAT nhưng chưa kết nối được. Còn về phía Hoa hậu Triệu Thị Hà thì cô cho biết:


'Tôi rất vui và theo tôi biết thì bên Bộ Văn hóa và Thanh tra văn hóa sẽ làm việc rất là công tâm, vì lẽ phải. Tôi muốn cảm ơn cơ quan chức năng đã bênh theo lẽ phải'.


'Qua chuyện này thì tôi biết tình cảm với cô Kim Hồng cũng sẽ không được như trước nữa. Nhưng tôi vẫn mong muốn giữ được tình cảm cô cháu như lúc trước mà không có hận thù nhau.


Trong 2 năm vừa qua, tôi tham gia được nhiều các hoạt động xã hội nên sắp tới tôi dự định sẽ tham gia nhiều hơn và gây dựng hình ảnh của mình. Tôi muốn nỗ lực để cống hiến cho xã hội', Hoa hậu Triệu Thị Hà cho biết thêm.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Vợ- Người yêu- Người tình

@ nguontinviet.com




Thứ Tư, 11/06/2014 - 15:49


Sau khi phát hiện ra bạn trai của mình đã kết hôn, cô nàng luật sư khó tính Carly Whitten (Cameron Diaz) đang cố gắng làm lại cuộc đời. Nhưng khi cô tình cờ gặp được Kate- vợ của bạn trai- người phụ nữ cũng đang bị lừa dối bởi ông chồng trăng hoa, Carly nhận ra rằng giữa họ có rất nhiều điểm chung, khiến cho hai kẻ vốn là tình địch trở thành một đôi bạn vô cùng thân thiết.


Poster phim


Poster phim


Và rồi một vụ ngoại tình nữa bị phanh phui và người phụ nữ bất hạnh thứ ba xuất hiện (Kate Upton). Ba cô nàng đã quyết định lập hội và lên kế hoạch báo thù gã đàn ông bội bạc.


Bộ phim Vợ- người yêu- người tình (tựa gốc The other woman) khởi chiếu từ ngày 13/6.


H.H






Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

"Cha đẻ" Hoa hậu Việt Nam: "Hoa hậu đang bị thương mại hóa"

@ nguontinviet.com

(GDVN) - 'Phần lớn các cuộc thi Hoa hậu đã có tính thương mại đó là cái điều mà tôi thấy không hay'.



Là "cha đẻ" của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, ông Dương Xuân Nam - Nguyên Tổng Biên tập Báo Tiền Phong đã có những chia sẻ về cuộc thi Hoa hậu 2014 và những lùm xùm của các Hoa hậu trong thời gian vừa qua.











Ông Dương Xuân Nam "cha đẻ" cuộc thi Hoa hậu Việt Nam

Muốn tổ chức Hoa hậu thành công cần có văn hóa và vì cái đẹp


- Thời gian vừa qua đã xuất hiện hàng loạt các cuộc thi Hoa hậu cấp quốc gia mới, theo đánh giá của ông thì những cuộc thi đấy so với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam như thế nào?


Tôi không đánh giá thì mọi người cũng biết là không thể so sánh được vì Hoa hậu Việt Nam là một cuộc thi lâu đời nhất, qui mô nhất và uy tín nhất.


- Những cuộc thi Hoa hậu đó không thể so sánh với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam vì do Ban tổ chức còn yếu hay ý thức thí sinh còn kém nên mới dẫn tới các sự cố như: Người đẹp giàn khoan, Hoa hậu nói dối...thưa ông?


Tôi khó có thể xác định được lỗi là từ phía nào nhưng thật sự đó là những điều rất buồn. Một cuộc thi muốn tốt trước hết ban tổ chức phải có kinh nghiệm, có văn hóa và tất cả vì cái đẹp.


Sau đó là đến Ban giám khảo, họ cũng phải là những người có kinh nghiệm, có văn hóa và cũng vì cái đẹp. Hai yếu tố đó rất quan trọng và nếu có được thì cuộc thi chắc chắn sẽ thành công, những người được chọn ra sẽ xứng đáng và sẽ không còn những chuyện lình xình xảy ra.


Không nên 'ném đá' người đẹp


- Tại cuộc thi Hoa hậu Đại dương vừa qua, Ban giám khảo đã sử dụng những câu hỏi ứng xử có nội dung chính trị khiến thí sinh trả lời rất ngô nghê. Theo ông có nên đưa những câu hỏi như vậy vào các cuộc thi Hoa hậu không trong khi tuổi đời của các thí sinh tham gia còn quá trẻ?


Ngay từ cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam thì tôi đã xác định là câu hỏi dành cho các thí sinh là dạng ứng xử chứ không phải câu hỏi kiến thức. Câu hỏi ứng xử tức là câu hỏi mở và tất cả các thí sinh đều trả lời được. Vấn đề là trình độ, sự hiểu biết và phản ứng của thí sinh thế nào để có thể trả lời hay hoặc dở. Chứ nếu câu hỏi theo kiểu đánh đố thì sẽ gây khó cho thí sinh.


Ngay cả bây giờ các cuộc thi đại học, phổ thông người ta cũng dùng câu hỏi mở thì các cuộc thi Hoa hậu càng không nên có những câu hỏi theo kiểu kiến thức như vậy.


- Vậy theo ông thí sinh cuộc thi Hoa hậu Đại Dương vừa rồi có phải là nạn nhân của Ban giám khảo không và thí sinh đó có đáng bị dư luận ném đá?


Tôi nghĩ vấn đề đó có thể hỏi vì đó là vấn đề thời sự đang rất được quan tâm nhưng hỏi kiểu khác đi chứ ai lại đánh đố thế.


Còn việc ném đá theo tôi nên nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều khác nhau. Nhưng cũng không nên ném đá người đẹp làm gì, người đẹp thì nên nâng niu chứ ai lại ném thế.


- Còn việc tước vương miện những Hoa hậu không xứng đáng ồn ào thời gian qua như Diễm Hương, Triệu Thị Hà...ông nghĩ có nên không?


Tôi nghĩ sau này các cơ quan chức năng nên có qui định trường hợp nào thì nên tước và trường hợp nào thì không nên tước. Chứ giờ chưa có qui định nào cả nên cũng rất khó nói.


Nhưng tôi nghĩ nên tước vương miện nếu Hoa hậu nào đó không còn xứng đáng thậm chí có thể tước cả danh hiệu nữa vì vương miện thì có thể kéo dài trong 2 năm hoặc trong mấy tháng nhưng danh hiệu thì sẽ theo cả đời, đến già, đến chết cũng vẫn còn.


Hoa hậu đang bị thương mại hóa


- Vai trò của ông trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 như thế nào? Ông có đặt nhiều kì vọng sẽ tìm được người xứng đáng trong khi 'tài nguyên' người đẹp vừa bị san sẻ cho một số các cuộc thi khác chứ?


Tôi hi vọng thôi chứ không đặt kì vọng. Tôi được mời làm cố vấn cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, nhiệm vụ của tôi là cái gì mình hiểu biết mà ban tổ chức cần thì sẽ giải thích.


Còn vấn đề 'tài nguyên' thì trước đây khi Hoa hậu Việt Nam tổ chức cũng có rất nhiều cuộc thi Hoa hậu khác tổ chức cùng nhưng chất lượng của Hoa hậu Việt Nam vẫn tốt. Tôi nghĩ là cuộc thi Hoa hậu Việt Nam có vị trí đặc biệt trong lòng khán giả nên nhiều thí sinh họ chỉ tham gia thi cuộc thi này.


- Là cha đẻ của cuộc thi Hoa hậu tại Việt Nam, nhìn thấy đứa con mình ngày càng trưởng thành và có nhiều 'bạn bè' là các cuộc thi Hoa hậu khác, ông có hài lòng không?


Nói chung có nhiều cái hài lòng và có nhiều cái chưa hài lòng. Cuộc thi lúc trước Ban tổ chức tôn vinh cái đẹp, định hướng cái đẹp và tuyệt đối không thương mại. Nhưng bây giờ phần lớn các cuộc thi Hoa hậu đã có tính thương mại đó là cái điều mà tôi thấy không hay.





Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Làm sao để không chết ở miền viễn Tây?

@ nguontinviet.com


“A Million Ways To Die In The West” (Triệu kiểu chết miền viễn Tây) là bộ phim hài được trông đợi trong mùa hè này. Chỉ nhìn vào dàn diễn viên tham gia diễn xuất trong phim, người yêu điện ảnh cũng đã muốn ra rạp xem phim. Đó là những cái tên như Seth MacFarlane, Liam Neeson, Charlize Theron, hay Amanda Seyfried…


Đóng vai nam chính là Seth MacFarlane. Anh cũng đồng thời là biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất của phim. MacFarlane hiện nổi lên ở Hollywood như một nhân vật “toàn tài” trong dòng phim hài của Hollywood.


Làm sao để không chết ở miền viễn Tây?


Hẳn khán giả còn nhớ “Ted” (2012) - bộ phim đình đám hè 2012 - khi đó, MacFarlane cũng đồng thời là đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên của phim.


Lần này, “Triệu kiểu chết miền viễn Tây” lấy bối cảnh là miền viễn Tây hoang dã trong thời kỳ đang được khai phá với vô vàn hiểm nguy rình rập. Câu chuyện diễn ra ở một thị trấn hỗn độn, lộn xộn, nơi luôn tồn tại những vấn đề rắc rối, với những con người luôn nơm nớp lo sợ có thể lìa đời bất cứ lúc nào bởi vô số kiểu chết…


Chính nét tâm lý này đã tạo nên nhiều tình huống hài hước, dở khóc dở cười trong phim. Nhân vật chính của phim là Albert (Seth MacFarlane), một anh chàng chăn cừu khờ khạo, nhát gan, luôn tìm cách né tránh mọi phiền phức, nguy hiểm, để đến nỗi bạn gái cũng bị người khác cướp mất.


Ngay khi định rời bỏ thị trấn để đi tìm cuộc sống mới thì định mệnh xui khiến anh gặp Anna (Charlize Theron) - bạn gái của một tên sát nhân đáng sợ nhất vùng. Hai người dần nảy sinh tình cảm thông qua nhiều tình huống vui nhộn. Đương nhiên, rắc rối lớn nhất đang đợi họ, không đời nào tên tội phạm nguy hiểm lại để một tay chăn cừu cướp mất bạn gái.


Làm sao để không chết ở miền viễn Tây?


Điểm độc đáo của bộ phim là tuy lấy bối cảnh quá khứ nhưng ngôn ngữ, diễn xuất lại rất hiện đại, tạo nên sự tương phản thú vị và tăng thêm tính hài hước cho những tình huống đối thoại.


Trong số các nam diễn viên phụ của phim, nổi lên hai gương mặt đáng chú ý là Liam Neeson và Neil Patrick Harris. Liam Neeson là cái tên đã quá nổi tiếng với nhiều vai diễn nặng ký và từng được đề cử Oscar cho vai chính trong phim “Schindler’s List” (1993). Neil Patrick Harris cũng vốn được khán giả Mỹ biết đến với vai hài ấn tượng trong series phim truyền hình hài “How I Met Your Mother” (2005-2014).


Liam Neeson

Liam Neeson


Neil Patrick Harris
Neil Patrick Harris


Về phía các diễn viên nữ, hai gương mặt nổi bật nhất là Charlize Theron và Amanda Seyfried. Nữ diễn viên người Úc Charlize Theron đã từng khẳng định tài năng diễn xuất bằng giải Oscar cho vai chính trong “Monster” (2004). Trong khi đó, Amanda Seyfried hiện là một trong những nữ diễn viên trẻ nổi bật nhất tại Hollywood với giọng ca đẹp không khác gì ca sĩ chuyên nghiệp.


Charlize Theron
Charlize Theron


Amanda Seyfried
Amanda Seyfried


Seth MacFarlane cho biết anh đã viết một cuốn tiểu thuyết song hành cùng với bộ phim, dựa trên kịch bản phim. Cuốn sách đã được ra mắt vào tháng 3 vừa qua. MacFarlane cho biết anh đã viết cuốn sách này vào những lúc rảnh rỗi trên phim trường hoặc những ngày được nghỉ quay.


Khi bộ phim ra mắt tại Mỹ, “Triệu kiểu chết miền viễn Tây” nhận được nhiều nhận xét trái chiều, có khen có chê. Tuy vậy, với một bộ phim mang đậm tính giải trí, thường dư luận khen chê vẫn luôn tồn tại song hành như vậy.


Tờ USA Today nhận định đây là “một bộ phim miền Tây mang chất hài đương đại, khiến khán giả không cảm thấy quá hoài cổ, qua bàn tay biên kịch của MacFarlane, phim vừa có vẻ ngớ ngẩn hài hước vừa ẩn chứa nhiều trí tuệ thâm thúy, vừa trẻ con bông đùa vừa chín chắn nghiêm nghị”.


Tờ


Tờ New York Times đưa ra một nhận xét trung lập hơn, cho rằng “Triệu kiểu chết miền viễn Tây” là một bộ phim mang vừa đủ tính giải trí để khán giả có thể cười vui vẻ và có được tâm trạng thoải mái khi bước ra khỏi rạp.


Tờ Newsday thậm chí còn đánh giá bộ phim là một tác phẩm đáng kinh ngạc của MacFarlane, rằng đây là “một ví dụ cho khả năng pha trộn chất hài và chất lãng mạn, giữa ngôn ngữ đường phố và sự ngọt ngào tinh tế, giữa chất hài “tục” với sự trong sáng như của trẻ thơ”.


Bích Ngọc


Bích Ngọc







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Nhật làm phim để bày tỏ tình yêu với Việt Nam

@ nguontinviet.com


Bộ phim điện ảnh với tên tạm đặt “Cuộc sống mới ở Việt Nam” được chuyển thể kịch bản văn học từ tác phẩm “Quãng đời cuối cùng ở Việt Nam” của nữ nhà văn Nhật Bản Komatsu Miyuki. “Quãng đời cuối cùng ở Việt Nam” là tác phẩm được viết theo lối tự sự, là câu chuyện viết về chính cuộc đời nhà văn Komatsu. Nữ nhà văn đã có nhiều năm sống tại Việt Nam và hiện tại đang công tác tại VOV. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của 2 mẹ con người Nhật Bản sống tại Việt Nam. Thông qua số phận thăng trầm của người phụ nữ, tác phẩm cho thấy sự tương đồng trong lối sống, suy nghĩ của những người phụ nữ Việt Nam- Nhật Bản.


Bộ phim “Cuộc sống mới ở Việt Nam” đã được các nhà làm phim Nhật Bản triển khai, dự kiến sẽ bấm máy vào tháng 11/2014 và hoàn tất vào cuối tháng 12/2014. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Nhật Bản Kabuki Omori, nhà sản xuất Yutaka Otaka, tác giả kịch bản chuyển thể của biên kịch Uichiro Kitazato… Phía Việt Nam sẽ có sự tham gia của đạo diễn Tất Bình. Công ty cổ phần phim truyện I cũng sẽ cùng tham gia đồng sản xuất. Được biết, ngay trong thời gian tới, đạo diễn Nhật Bản và đạo diễn Tất Bình sẽ cùng casting chọn lựa các diễn viên Việt Nam tham gia dự án phim này.


Nhật làm phim để bày tỏ tình yêu với Việt Nam


Việt Nam sẽ trở thành bối cảnh chính trong phim với khung cảnh làng quê yên bình và những nét văn hóa đặc sắc


Phía các nhà sản xuất phim Nhật Bản chia sẻ, họ sẽ quay bộ phim với bối cảnh chủ yếu tại Việt Nam. “Cuộc sống mới ở Việt Nam” được hứa hẹn sẽ mang nhiều ý nghĩa nhân văn, đặc biệt, sẽ giới thiệu với khán giả Nhật và khán giả thế giới những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, những làng quê thanh bình, yên ả, những phong tục tập quán riêng biệt, những nét đẹp giản dị trong cuộc sống đời thường của người Việt.


Đạo diễn Tất Bình chia sẻ “Tôi là một trong những người đầu tiên đọc kịch bản phim “Cuộc sống mới ở Việt Nam”, đó là một kịch bản đầy tính nhân văn, là câu chuyện sâu sắc về người già. Tôi có thể nhìn thấy cả bộ phim toát lên tình cảm trân trọng với Việt Nam của các nhà làm phim Nhật. Họ yêu Việt Nam, quyến luyến với Việt Nam, và làm một bộ phim để tôn vinh văn hóa Việt Nam”. Cũng theo đạo diễn Tất Bình, khi đọc kịch bản phim, ông nhiều lần bất ngờ trước cách nhìn nhận người Việt từ phía những người Nhật Bản.


Đạo diễn của phim là ông Kabuki Omori- người đã có thâm niên 30 năm làm phim tại Nhật


Đạo diễn của phim là ông Kabuki Omori- người đã có thâm niên 30 năm làm phim tại Nhật


Về phía đạo diễn Nhật Bản- Kabuki Omori tâm sự, “Tôi là đạo diễn đã có 30 năm kinh nghiệm làm phim ở Nhật. Tôi đã đi nhiều nơi, đã làm phim ở nhiều nước như Ấn Độ, Philippines… Lần này, tôi rất vinh dự và vui mừng khi được đến Việt Nam của các bạn. Khi tôi còn trẻ, tôi đã nghe và đọc nhiều về đất nước Việt Nam và những cuộc chiến tranh mà các bạn phải trải qua. Có mặt ở đây rồi, tôi nhận ra, dù trải qua biết bao cuộc chiến khốc liệt, đất nước Việt Nam vẫn vươn lên mạnh mẽ, phát triển. Bây giờ, tôi không còn trẻ, tôi sẽ phải mất 2-3 lần sức lực để hoàn thành bộ phim, nhưng tôi có thể cam đoan, bộ phim chắc chắn sẽ là “ngôn ngữ chung” của dân tộc 2 đất nước Việt- Nhật. Tôi thực sự rất vui khi được cùng làm việc với các bạn”.


Chia sẻ về kịch bản phim “Cuộc sống mới ở Việt Nam”, nhà biên kịch Nhật Bản Uichiro Kitazaro tiết lộ, ban đầu ông gần như không thể hình dung về cuộc sống, con người Việt Nam. Uichiro đã đọc rất nhiều sách về Việt Nam (đã dịch sang tiếng Nhật) trong đó có sách lịch sử, sách văn hóa, sách về chính trị… Mọi hình dung về người Việt vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Cuối cùng, Uichiro chọn đọc 5 cuốn tiểu thuyết văn học của Việt Nam, và từ những cuốn sách này, Uichiro đã hiểu hơn về tình cảm, suy nghĩ, đời sống… của người Việt Nam. Ông nhận ra, có rất nhiều nét tương đồng trong lối suy nghĩ, trong cảm xúc, trong lối sống giữa người Việt Nam và người Nhật Bản.


Phim có sự tham gia của nữ diễn viên Keiko Matsuzaka


Phim có sự tham gia của nữ diễn viên Keiko Matsuzaka


Các nhà làm phim Nhật Bản hy vọng, bộ phim “Cuộc sống mới ở Việt Nam” sẽ chuyển tải được tình cảm chân thành họ dành cho đất nước, con người Việt Nam.


Phim sẽ được hoàn thành và công chiếu rộng rãi ở cả hai đất nước Việt- Nhật vào cuối năm 2014.


Hiền Hương







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục