Những câu chuyện có thật như trong phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
“Giải cứu binh nhì Ryan” kể về một tiểu đội 8 người, đã hy sinh 6, để có thể hoàn thành nhiệm vụ giải cứu cậu con trai cuối cùng còn sống sót của một bà mẹ đau khổ đã mất 3 người con, để người con trai đó có thể an toàn trở về bên gia đình, chấm dứt mọi nghĩa vụ quân nhân.
“Giải cứu binh nhì Ryan” từng nhận được 11 đề cử tại giải Oscar và giành về 5 giải trong đó có tượng vàng cho Đạo diễn và Quay phim xuất sắc nhất.
Thực tế, câu chuyện trong “Giải cứu binh nhì Ryan” không phải là một câu chuyện được tạo ra bằng trí tưởng tượng, đã có những câu chuyện giống như vậy xảy ra trong thực tế.
Mới đây, tờ Daily Mail của Anh đã đăng tải chi tiết một câu chuyện tương tự về một quân nhân Anh trong thời kỳ Thế chiến I. Sau khi 5 người anh trai của quân nhân này hy sinh trên mặt trận, anh - binh nhì Wilfred Smith - là người con duy nhất trong gia đình có 6 anh em trai còn sống sót.
Khi đó, vợ của một giáo chức địa phương - bà Bircham - đã quá thương xót cho hoàn cảnh của người mẹ mất đi 5 người con, nên bà đã viết một lá thư gửi cho Hoàng hậu Anh Mary - vợ của vua George V, thỉnh cầu Hoàng hậu “giải cứu binh nhì Smith” để người con trai cuối cùng của gia đình Smith có thể trở về bên cha mẹ.
Wilfred Smith là con trai út trong nhà, khi đó, anh mới 17 tuổi. Tin tức về việc 5 anh em nhà Smith đã hy sinh ngoài mặt trận trở thành nỗi buồn chung của người dân ở thị trấn Barnard Castle, hạt Durham, Anh.
Ngay sau khi lá thư thỉnh cầu được gửi đi, bà Bircham liền nhận được hồi âm từ Cung điện Buckingham cho biết mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để có thể đưa binh nhì Smith an toàn trở về từ mặt trận. Kết quả đã diễn ra như mong đợi khi không chỉ Wilfred Smith trở về an toàn mà những người được giao nhiệm vụ giải cứu anh cũng không một ai bị thiệt mạng.
Wilfred Smith và vợ trong bức hình chụp năm 1950. Ông đã được giải cứu an toàn từ mặt trận ác liệt hồi Thế chiến I để trở về nhà sau khi 5 người anh trai đã hy sinh.
Bức ảnh gia đình chụp 4 người con trai trong tổng số 5 người con của gia đình nhà Smith đã hy sinh trong khoảng thời gian từ 1916-1918.
Sau khi được giải cứu an toàn để trở về nhà bên gia đình, Wilfred - người con trai duy nhất còn sống của gia đình nhà Smith, đã sống rất thọ, con cháu đề huề. Bức hình được chụp năm 1970 - 52 năm sau khi cuộc giải cứu đặc biệt diễn ra.
Cho đến giờ, các con cháu của ông Wilfred Smith vẫn thường so sánh câu chuyện của cha, của ông mình với bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” nổi tiếng của điện ảnh Mỹ. Trong ảnh là một con người con gái và một người cháu gái của ông Wilfred Smith.
Hai nam diễn viên Tom Hanks và Matt Damon tham gia diễn xuất trong “Giải cứu binh nhì Ryan” - một bộ phim xuất sắc của điện ảnh Mỹ.
Đài tưởng niệm liệt sĩ ở thị trấn Barnard Castle, hạt Durham có ghi tên của 5 anh em nhà Smith. Người con trai út - Wilfred - là người duy nhất còn sống trở về, sống thọ 72 tuổi.
Dù sức khỏe không tốt sau khi trở về từ chiến trường nhưng ông Smith đã sống khá thọ và có 5 người con.
Chính Hoàng hậu Mary khi đó đã đưa ra lệnh đặc cách để Wilfred được trở về với gia đình.
Trong lịch sử quân đội Anh, mới chỉ có 2 trường hợp như vậy, đó là binh nhì Wilfred Smith kể trên và binh nhì Alfred Johnson - người con trai duy nhất còn sống của bà góa phụ Rosalie Johnson, sau khi 3 người con trai khác của bà đã hy sinh ngoài mặt trận. Cả hai trường hợp được “giải cứu” này đều là những quân nhân Anh tham gia chiến đấu trong Thế chiến I.
Bộ phim nổi tiếng “Giải cứu binh nhì Ryan” của đạo diễn Steven Spielberg cũng được cho là đã dựa trên câu chuyện của một gia đình Mỹ sống trong thời kỳ Thế chiến II - gia đình Niland. Trong 4 anh em nhà Niland, có 3 người đã hy sinh ngoài mặt trận, chỉ còn một người duy nhất là Frederick Niland sống sót, vì vậy, anh đã được đưa trở về bên gia đình ở New York.
Câu chuyện của gia đình nhà Niland khi đó từng được xuất hiện trên mặt báo.
Trailer phim “Giải cứu binh nhì Ryan” (1998).
Bích Ngọc
Theo DM
Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét