Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Những “trò đời” của Vũ Trọng Phụng tranh giải thưởng điện ảnh

@ nguontinviet.com


Thể loại phim truyện truyền hình gây chú ý sau thể loại phim truyện điện ảnh tại giải thưởng Cánh Diều Vàng thường niên của Hội Điện ảnh VN. Năm nay, thể loại phim truyện truyền hình không có sự đột phá về số lượng phim tham dự tranh giải nhưng có sự trưởng thành nhất định về chất lượng phim dự giải.


Bộ phim “Trò đời” dài 32 tập của đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang được chuyển thể kịch bản từ 3 tác phẩm: Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng sẽ là một trong những “gương mặt” sáng giá tại lễ trao giải Cánh Diều năm nay.


Cảnh trong phim Trò đời

Cảnh trong phim Trò đời



Cảnh trong phim Trò đời


Tuy còn nhiều ý kiến cho rằng, “Trò đời” đã bị sân khấu hóa, kịch hóa khiến cho câu chuyện phim trở nên khô cứng, chỉ có tác dụng “minh họa” cho những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực, cố gắng kỳ công của đoàn làm phim về diễn xuất, bối cảnh, phục trang, đạo cụ…


Để làm sống dậy những câu chuyện của Vũ Trọng Phụng không phải là việc đơn giản, dễ làm, bộ phim “Trò đời” ít nhiều đã khơi dậy được phần nào không khí của những năm 1930-1945, những bi kịch xã hội, những trò lố lăng thời Tây hóa, những số phận nổi trôi trong muôn vàn thói đời dối gian, vong quốc. Bộ phim khẳng định được sự nỗ lực, quyết tâm của đạo diễn và ê-kíp làm phim.


Dự tranh Diều Vàng cùng “Trò đời” là hàng loạt những bộ phim truyền hình tâm lý theo phong cách lãng mạn kiểu “made in Hàn Quốc” như Hoa nở trái mùa (22 tập- đạo diễn Khải Anh), Khi yêu đừng hỏi tại sao (45 tập- đạo diễn Châu Huế), Chạm tay vào nỗi nhớ (38 tập- đạo diễn Vũ Hồng Sơn), Bản tình ca màu xanh (90 tập- đạo diễn Đặng Thị Thái Huyền)…


Cảnh trong phim Hoa nở trái mùa


Cảnh trong phim "Hoa nở trái mùa"


Những bộ phim tình yêu lãng mạn kiểu Hàn Quốc đang được nhiều hãng phim đầu tư để hướng tới đối tượng khán giả trẻ. Hàng loạt dự án phim dài tập với kịch bản tình yêu tay 3, tay 4 đã được đưa vào sản xuất ba năm trở lại đây. “Giờ vàng” trên các kênh sóng đã dày đặc những tên phim kiểu: Chạm tay vào nỗi nhớ, Chỉ có thể là tình yêu…


Nhìn trên danh sách những phim truyền hình dự thi Cánh Diều Vàng năm nay cũng có thể nhận thấy sự “thắng thế” của các kịch bản phim tình yêu như: Hoa nở trái mùa, Ván bài tình yêu, Khi yêu đừng hỏi tại sao, Chạm tay vào nỗi nhớ… Phim lịch sử, phim có đề tài xã hội vẫn chỉ là những con số đếm chưa đầy một bàn tay.


Cảnh trong phim Chạm tay vào nỗi nhớ


Cảnh trong phim "Chạm tay vào nỗi nhớ"


Phim truyền hình ngắn tập cũng đã có những “gương mặt” nổi bật tại Cánh Diều Vàng năm nay, trong đó có thể kể tới Người cộng sự (bộ phim hợp tác Việt- Nhật) đã đoạt giải cao tại Liên hoan phim Quốc gia lần thứ 18 diễn ra hồi tháng 10/2013. Người cộng sự - bộ phim kể về tình bạn của chí sĩ Phan Bội Châu và bác sỹ Nhật Bản hứa hẹn sẽ tiếp tục là ứng cử viên nặng ký tại Cánh Diều Vàng sắp tới.


Hiện tại, BTC lễ trao giải Cánh Diều Vàng vẫn tiếp tục nhận thêm những bộ phim đăng ký dự tranh giải thưởng.


H.H







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Thái Hòa tiếp tục khẳng định vị thế của “diễn viên triệu đô”

@ nguontinviet.com




Thứ Tư, 26/02/2014 - 15:25


Theo thông tin mới nhận, đến ngày 23/2/2014, bộ phim “Quả tim máu” (đạo diễn Victor Vũ) đã đạt tới doanh thu 55 tỉ đồng sau 10 ngày ra rạp. Đây được xem là một kỷ lục mới của phim Việt, “Quả tim máu” vượt xa cả doanh thu vốn đã từng làm “choáng váng” giới làm phim của “Tèo em” (đạo diễn Charlie Nguyễn).


Thái Hòa trong phim Quả tim máu


Thái Hòa trong phim "Quả tim máu"


Năm 2013 được ví là năm thắng lợi lớn của Thái Hòa. Những bộ phim điện ảnh có sự tham gia diễn xuất của Thái Hòa đều lần lượt đạt những kỷ lục mới tại phòng vé. Trở thành cái tên “hot” kể từ sau bộ phim “Để mai tính”, Thái Hòa liên tục có tên trong những bộ phim điện ảnh thuộc nhiều thể loại như: Lấy chồng người ta, Long ruồi, Tèo em, Quả tim máu… Giới làm phim đặt biệt danh cho Thái Hòa là, “diễn viên triệu đô”. Gương mặt có thể mang đến doanh thu “khủng” cho những bộ phim hài.


Cuối năm 2013, Thái Hòa từng chia sẻ, công việc làm phim chưa bao giờ có sức hút lớn đối với anh đến thế. Năm 2014, Thái Hòa tiếp tục có những dự án phim hài mới với các đạo diễn Việt kiều.


Ở thời đại hưng thịnh của phim hài Việt, cái tên Thái Hòa sẽ vẫn còn hứa hẹn những đột phá mới với những kỷ lục “khủng” ở phòng vé.


H.H






Thái Hòa tiếp tục khẳng định vị thế của “diễn viên triệu đô” Thái Hòa tiếp tục khẳng định vị thế của “diễn viên triệu đô”10 9 1




Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Hollywood đang thể hiện cái nhìn sai lệch về xã hội Mỹ?

@ nguontinviet.com


Thời kỳ vàng son của điện ảnh Hollywood thường được cho là đã kết thúc ở thập niên 1960, tuy vậy, dù đã 5 thập niên nữa trôi qua nhưng cơ chế vận hành của Hollywood vẫn không thay đổi nhiều, xét trên phương diện về bình đẳng giới và bình đẳng chủng tộc.


Báo cáo điều tra năm 2014 về mức độ đa dạng giới tính, chủng tộc trong nhóm những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim ở Mỹ cho thấy bình đẳng giới và bình đẳng chủng tộc vẫn là một vấn đề nhạy cảm, tồn tại âm ỉ trong giới làm phim Mỹ. Báo cáo được thực hiện bởi trường Đại học California ở thành phố Los Angeles.


Kết quả điều tra cho thấy Hollywood hiện vẫn là sân chơi của những người đàn ông da trắng. Phụ nữ và những người đến từ các cộng đồng thiểu số ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chiếm số lượng quá ít ỏi trong giới làm phim, vì vậy, không phản ánh đúng tỉ lệ dân số của nhóm dân cư này.


Hollywood đang thể hiện cái nhìn sai lệch về xã hội Mỹ?
“The Help” (Người giúp việc - 2011) là một trong hai bộ phim duy nhất có vai chính là nữ giành được giải Oscar 2012. Số lượng phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực làm phim ở Mỹ còn rất khiêm tốn.


Hollywood đang thể hiện cái nhìn sai lệch về xã hội Mỹ?
“The Iron Lady” (Người đàn bà thép - 2011) là bộ phim thứ 2 trong mùa giải Oscar 2012 giành được giải và có diễn viên chính là nữ, đồng thời, đạo diễn phim cũng là nữ.


Báo cáo điều tra đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về nền công nghiệp sản xuất phim hùng mạnh nhất thế giới ở một đất nước có thành phần dân cư cũng đa dạng nhất thế giới.


Đây là một báo cáo có uy tín, được tiến hành với quy mô lớn, đưa ra được những góc nhìn sâu sắc về mức độ đa dạng giới tính, chủng tộc trong nền công nghiệp giải trí Mỹ.


Báo cáo đã điều tra về thành phần đoàn làm phim của 172 bộ phim điện ảnh ra mắt năm 2011, 1061 bộ phim truyền hình ra mắt năm 2011-2012, 200 bộ phim bất kỳ của Mỹ có doanh thu cao, 28 bộ phim có sự hợp tác với nước ngoài…


Kết quả cho thấy phụ nữ và những người đến từ các nhóm cộng đồng thiểu số ở Mỹ chiếm số lượng rất nhỏ trong giới làm phim. Đặc biệt, ở những vai trò quan trọng chủ chốt như diễn viên chính, đạo diễn, biên kịch… họ càng hiếm khi được đảm nhận.


Dù cộng đồng các nhóm dân cư thiểu số ở Mỹ chiếm hơn 36% dân số, dù số lượng phụ nữ ở Mỹ chiếm hơn 50% dân số, nhưng sự tham gia của họ trong lĩnh vực làm phim rất khiêm tốn, không phản ánh đúng sự hiện diện của họ trong xã hội.


Đại diện của nhóm tiến hành nghiên cứu cho rằng đây là một báo động đối với nền công nghiệp sản xuất phim ở Mỹ: “Những gì chúng ta biết về thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào giới truyền thông…”.


Vì vậy, khi bạn sống trong một xã hội ngày càng trở nên đa dạng về giới tính, chủng tộc, nhưng nền công nghiệp làm phim lại không phản ánh được sự đa dạng đó, rõ ràng đây là một sự thụt lùi, khiến người xem không có được cái nhìn chuẩn xác về thế giới xung quanh. Hiện tại, nền công nghiệp làm phim Mỹ đang duy trì một lăng kính quá hẹp về xã hội Mỹ đương đại.


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bộ phim Mỹ có sự đa dạng về chủng tộc (chiếm khoảng 21-30% thành phần đoàn làm phim) thường có doanh thu lớn. Ngược lại, những phim ít phản ánh được sự đa dạng về chủng tộc chính là những phim có doanh thu thấp nhất.


Hollywood đang thể hiện cái nhìn sai lệch về xã hội Mỹ?
“Bridesmaids” (Phù dâu - 2011) đã nhận được sự quan tâm lớn của người xem dù là một phim kinh phí thấp. Dàn diễn viên trong phim chiếm đa số là phụ nữ.


Hollywood đang thể hiện cái nhìn sai lệch về xã hội Mỹ?
“Grey’s Anatomy” (Ca phẫu thuật của Grey) là một trong những phim truyền hình Mỹ có mức độ đa dạng về chủng tộc khá lớn. Điều này không chỉ thể hiện ở dàn diễn viên mà còn ở cả đội ngũ nhân viên làm việc sau ống kính máy quay.


Theo quan niệm truyền thống của các nhà làm phim Mỹ, những câu chuyện “nhỏ nhặt” về phụ nữ, về những nhóm cộng đồng thiểu số, thường không nhận được sự quan tâm lớn; phim do phụ nữ đóng vai trò đạo diễn, biên kịch hoặc sản xuất cũng thường không thành công như của nam giới… Tuy vậy, dựa trên thực tế điều tra, quan niệm này giờ đã trở nên lỗi thời.


Bên cạnh đó, dù doanh thu có khả quan hơn nhưng thực tế, những bộ phim có sự tham gia đông đảo của nữ giới và những người đến từ các cộng đồng thiểu số thường không được đánh giá cao về nghệ thuật, hiếm khi giành được giải thưởng lớn. Thực tế, đa số nam diễn viên, đạo diễn người da trắng vẫn là đối tượng chính được trao giải.


Điều này được lý giải là bởi hội đồng chấm giải chủ yếu là những người đàn ông da trắng, lớn tuổi với những quan niệm nghệ thuật tương đối “truyền thống”.


Nghiên cứu này được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng người thiểu số ở Mỹ đang là đối tượng khách hàng không thể bỏ qua của nền công nghiệp sản xuất phim, dù chỉ chiếm 36% dân số nhưng họ chiếm tới 44% lượt người vào rạp xem phim.


Bích Ngọc
Theo DM







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình

@ nguontinviet.com


Cho tới giờ, phong cách của Marilyn Monroe vẫn là hình mẫu lý tưởng để nhiều ngôi sao nữ học tập.


Trong những thập niên qua, những bộ ảnh chưa từng công bố về Marilyn Monroe vẫn lần lượt ra mắt công chúng dù bà đã qua đời hơn 5 thập kỷ. Những bức hình cho thấy những góc nhìn đa dạng hơn về cuộc sống và sự nghiệp của một trong những ngôi sao nữ nổi tiếng nhất mọi thời đại.


Một lần nữa, Marilyn Monroe lại “tái xuất” với bộ ảnh chưa từng công bố của nhiếp ảnh gia Nat Dillinger, ghi lại những khoảnh khắc “biểu tượng sex” xuất hiện tại một bữa tiệc và vui vẻ trò chuyện, cười đùa cùng các quý ông lịch lãm.


Từng 3 lần giành được giải Quả Cầu Vàng, sớm ra đi ở tuổi 36 vì sử dụng thuốc an thần quá liều năm 1962, cho tới nay, Marilyn Monroe vẫn khiến người ta không thể lãng quên vẻ đẹp gợi cảm, lộng lẫy, đầy ma lực hấp dẫn của mình.


Những bức hình dưới đây được chụp vào năm 1960, khi đó, nữ diễn viên tới dự một bữa tiệc ở khách sạn Beverly Hilton, bang California, Mỹ.


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Người đẹp với mái tóc vàng xoăn, nốt ruồi trứ danh, luôn xuất hiện với vẻ đẹp rạng ngời, ngập tràn quyến rũ, đúng với danh hiệu “biểu tượng sex”.


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Nhìn ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của Marilyn Monroe lúc này, không ai dám tin chỉ 2 năm sau, cô sẽ qua đời.


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Marilyn Monroe đến dự tiệc cùng bạn diễn Yves Montand trong phim “Let’s Make Love” (1960). Khi đó, người ta đồn rằng Monroe và Montand đã “cảm nắng” nhau trên phim trường.


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Nam diễn viên người Pháp Yves Montand khi đó đã gọi Monroe là “cô gái giản đơn chẳng có chút mưu mẹo nào”.


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Ở thời điểm hai người bị đồn có qua lại với nhau, cả Monroe và Montand đều đã có gia đình. Marilyn Monroe khi đó đã kết hôn với biên kịch Arthur Miller. Chiếc nhẫn cưới vẫn nằm trên tay cô.


Nhà biên kịch Arthur Miller - người chồng thứ 3 cũng là đời chồng cuối cùng của Marilyn Monroe - chính là người viết kịch bản cho bộ phim “Let’s Make Love” (1960) và bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp của vợ - “The Misfits” (1961).


Ảnh hiếm chưa từng công bố về Marilyn Monroe và người tình
Nhìn vào những bức ảnh này có thể thấy Marilyn Monroe đã rất thân quen với nhiếp ảnh gia Nat Dillinger. Vì vậy, cô đã để Dillinger được tiếp cận mình và chụp những bức hình cận mặt.


Ở mọi cuộc vui, Marilyn Monroe luôn là tâm điểm chú ý và vây quanh cô luôn là các quý ông lịch lãm.
Ở mọi cuộc vui, Marilyn Monroe luôn là tâm điểm chú ý và vây quanh cô luôn là các quý ông lịch lãm.


Marilyn Monroe kết hôn 3 lần và ly hôn cả 3.
Marilyn Monroe kết hôn 3 lần và ly hôn cả 3.


Bộ trang phục mà Monroe mặc đi dự tiệc chính là một bộ phục trang trong phim “Let’s Make Love”.
Bộ trang phục mà Monroe mặc đi dự tiệc chính là một bộ phục trang trong phim “Let’s Make Love”.


Marilyn Monroe và Yves Montand được cho là đã “cảm nắng” trên phim trường “Let’s Make Love”.
Marilyn Monroe và Yves Montand được cho là đã “cảm nắng” trên phim trường “Let’s Make Love”.


Marilyn Monroe hát bài “My Hearts Belongs to Daddy” trong phim “Let’s Make Love”.
Marilyn Monroe hát bài “My Hearts Belongs to Daddy” trong phim “Let’s Make Love”.


Marilyn Monroe là một biểu tượng thực sự của kinh đô điện ảnh Hollywood.
Marilyn Monroe là một biểu tượng thực sự của kinh đô điện ảnh Hollywood.


Bích Ngọc
Theo HR







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Những câu chuyện có thật như trong phim “Giải cứu binh nhì Ryan”

@ nguontinviet.com


“Giải cứu binh nhì Ryan” kể về một tiểu đội 8 người, đã hy sinh 6, để có thể hoàn thành nhiệm vụ giải cứu cậu con trai cuối cùng còn sống sót của một bà mẹ đau khổ đã mất 3 người con, để người con trai đó có thể an toàn trở về bên gia đình, chấm dứt mọi nghĩa vụ quân nhân.


“Giải cứu binh nhì Ryan” từng nhận được 11 đề cử tại giải Oscar và giành về 5 giải trong đó có tượng vàng cho Đạo diễn và Quay phim xuất sắc nhất.


Thực tế, câu chuyện trong “Giải cứu binh nhì Ryan” không phải là một câu chuyện được tạo ra bằng trí tưởng tượng, đã có những câu chuyện giống như vậy xảy ra trong thực tế.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”


Mới đây, tờ Daily Mail của Anh đã đăng tải chi tiết một câu chuyện tương tự về một quân nhân Anh trong thời kỳ Thế chiến I. Sau khi 5 người anh trai của quân nhân này hy sinh trên mặt trận, anh - binh nhì Wilfred Smith - là người con duy nhất trong gia đình có 6 anh em trai còn sống sót.


Khi đó, vợ của một giáo chức địa phương - bà Bircham - đã quá thương xót cho hoàn cảnh của người mẹ mất đi 5 người con, nên bà đã viết một lá thư gửi cho Hoàng hậu Anh Mary - vợ của vua George V, thỉnh cầu Hoàng hậu “giải cứu binh nhì Smith” để người con trai cuối cùng của gia đình Smith có thể trở về bên cha mẹ.


Wilfred Smith là con trai út trong nhà, khi đó, anh mới 17 tuổi. Tin tức về việc 5 anh em nhà Smith đã hy sinh ngoài mặt trận trở thành nỗi buồn chung của người dân ở thị trấn Barnard Castle, hạt Durham, Anh.


Ngay sau khi lá thư thỉnh cầu được gửi đi, bà Bircham liền nhận được hồi âm từ Cung điện Buckingham cho biết mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để có thể đưa binh nhì Smith an toàn trở về từ mặt trận. Kết quả đã diễn ra như mong đợi khi không chỉ Wilfred Smith trở về an toàn mà những người được giao nhiệm vụ giải cứu anh cũng không một ai bị thiệt mạng.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Wilfred Smith và vợ trong bức hình chụp năm 1950. Ông đã được giải cứu an toàn từ mặt trận ác liệt hồi Thế chiến I để trở về nhà sau khi 5 người anh trai đã hy sinh.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Bức ảnh gia đình chụp 4 người con trai trong tổng số 5 người con của gia đình nhà Smith đã hy sinh trong khoảng thời gian từ 1916-1918.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Sau khi được giải cứu an toàn để trở về nhà bên gia đình, Wilfred - người con trai duy nhất còn sống của gia đình nhà Smith, đã sống rất thọ, con cháu đề huề. Bức hình được chụp năm 1970 - 52 năm sau khi cuộc giải cứu đặc biệt diễn ra.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Cho đến giờ, các con cháu của ông Wilfred Smith vẫn thường so sánh câu chuyện của cha, của ông mình với bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” nổi tiếng của điện ảnh Mỹ. Trong ảnh là một con người con gái và một người cháu gái của ông Wilfred Smith.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Hai nam diễn viên Tom Hanks và Matt Damon tham gia diễn xuất trong “Giải cứu binh nhì Ryan” - một bộ phim xuất sắc của điện ảnh Mỹ.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Đài tưởng niệm liệt sĩ ở thị trấn Barnard Castle, hạt Durham có ghi tên của 5 anh em nhà Smith. Người con trai út - Wilfred - là người duy nhất còn sống trở về, sống thọ 72 tuổi.


Câu chuyện có thật đằng sau bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”
Dù sức khỏe không tốt sau khi trở về từ chiến trường nhưng ông Smith đã sống khá thọ và có 5 người con.


Chính Hoàng hậu Mary khi đó đã đưa ra lệnh đặc cách để Wilfred được trở về với gia đình.
Chính Hoàng hậu Mary khi đó đã đưa ra lệnh đặc cách để Wilfred được trở về với gia đình.


Trong lịch sử quân đội Anh, mới chỉ có 2 trường hợp như vậy, đó là binh nhì Wilfred Smith kể trên và binh nhì Alfred Johnson - người con trai duy nhất còn sống của bà góa phụ Rosalie Johnson, sau khi 3 người con trai khác của bà đã hy sinh ngoài mặt trận. Cả hai trường hợp được “giải cứu” này đều là những quân nhân Anh tham gia chiến đấu trong Thế chiến I.


Bộ phim nổi tiếng “Giải cứu binh nhì Ryan” của đạo diễn Steven Spielberg cũng được cho là đã dựa trên câu chuyện của một gia đình Mỹ sống trong thời kỳ Thế chiến II - gia đình Niland. Trong 4 anh em nhà Niland, có 3 người đã hy sinh ngoài mặt trận, chỉ còn một người duy nhất là Frederick Niland sống sót, vì vậy, anh đã được đưa trở về bên gia đình ở New York.


Câu chuyện của gia đình nhà Niland khi đó từng được xuất hiện trên mặt báo.
Câu chuyện của gia đình nhà Niland khi đó từng được xuất hiện trên mặt báo.



Trailer phim “Giải cứu binh nhì Ryan” (1998).

Bích Ngọc
Theo DM







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

“Bay trên tổ chim cúc cu”: Bài ca vĩnh hằng về cuộc sống

@ nguontinviet.com


Sức sống của hai siêu phẩm kinh điển


Phim “One Flew Over the Cuckoo's Nest” (Bay trên tổ chim cúc cu - 1975) là một trong những bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Mỹ, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên, xuất bản năm 1962, của nhà văn Ken Kesey.


Trong lịch sử các lễ trao giải Oscar, đây là bộ phim thứ hai giành được bộ giải “ngũ tuyệt” gồm Phim, Nam diễn viên chính (Jack Nicholson vào vai McMurphy), Nữ diễn viên chính (Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched), Đạo diễn và Kịch bản xuất sắc nhất. Phim đứng thứ 33 trong danh sách 100 bộ phim đáng xem nhất của Viện phim Mỹ.


Jack Nicholson vào vai McMurphy

Jack Nicholson vào vai McMurphy


“Bay trên tổ chim cúc cu” lấy bối cảnh ở một trại tâm thần với đầy những quy tắc kỷ luật cứng nhắc, thậm chí điên rồ. Mọi quy tắc đó đảo lộn khi nhân vật nam chính McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án phạt lao động và không hề có ý định “cứu rỗi” đám bệnh nhân tâm thần Cấp tính.


Nhưng chính trong những ngày sống ở trại, tình yêu tự do, sở thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo nên mối liên kết giữa những bệnh nhân tâm thần, nhắc họ nhớ về cuộc sống, về cá tính của mình trước khi vào trại, về những điều đẹp đẽ của một kẻ đã-từng-là-mình trước khi trở thành bệnh nhân tâm thần.


Sự nổi loạn của đám bệnh nhân đã thách thức trật tự đạo đức giả mà y tá trưởng Ratched cùng đám hộ lý áp đặt lên các bệnh nhân. Một cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Đúng như cuộc đời, kẻ yếu không thể thắng, McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn từng sống.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched

Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Trật tự độc ác và quỷ quyệt trong bệnh viện tâm thần đã không giết hẳn McMurphy, nhưng nó cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó muốn…


“Bay trên tổ chim cúc cu” là một bộ phim vừa sảng khoái vừa bi thương, chạm tới những câu hỏi sâu xa, phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, tỉnh táo và điên loạn…


“Bay trên tổ chim cúc cu” trong văn học là một kiệt tác văn chương, nằm trong danh sách những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20. “Bay trên tổ chim cúc cu” trong điện ảnh là một siêu phẩm kinh điển, chiến thắng ở tất cả các đề cử quan trọng nhất của giải Oscar.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Cả hai tác phẩm này đều có sức mạnh của tinh thần nhân văn, của “nghệ thuật vị nhân sinh”, khiến người ta không bao giờ có thể lãng quên một khi đã xem phim hoặc đã đọc truyện.


Bộ phim “Bay trên tổ chim cúc cu” khi ra mắt đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình, đặc biệt là diễn xuất hoàn hảo của các nhân vật đã đem hơi thở cuộc sống rất đời, rất người vào trong tác phẩm, đem lại những hào hứng, phấn khích, buồn bã, xót thương rất chân thật cho người xem.


McMurphy - Một biểu tượng mãnh liệt về tình yêu tự do


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Bộ phim xoay quanh nhân vật McMurphy, khoảng 4/5 bộ phim, người xem được cười sảng khoái với những trò quỷ quyệt mà hắn thực hiện rất thành công để dắt mũi mụ y tá trưởng và các hộ lý. 1/5 thời lượng phim còn lại khắc họa bi kịch của McMurphy - một bi kịch mà người ta có thể hiểu theo nhiều cách…


Người ta có thể hiểu McMurphy đã thực hiện hoàn hảo cuộc cách mạng khi hắn truyền tình yêu tự do và khát khao sống cho các bệnh nhân Cấp tính, ngay cả con người vốn đã giả câm giả điếc suốt bao năm như “thủ lĩnh da đỏ” Bromden cũng sực tỉnh khi “chưa bao giờ, trước khi hắn (McMurphy) xuất hiện, ở đây lại có mùi mồ hôi của một người đàn ông, mùi bụi bặm, rơm cỏ từ những cánh đồng bao la và công việc nặng nhọc”.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Người ta cũng có thể hiểu McMurphy đã mất tất cả trong cuộc chiến “tử vì đạo”. Hy sinh vì tình yêu tự do và cuộc sống, hắn đã nhận lấy cái kết bi đát nhất mà ngày đầu khi ngông nghênh bước vào trại tâm thần có lẽ dù trong lúc chán nản, thất vọng nhất, hắn cũng không thể hình dung ra.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Việc McMurphy nghĩ gì cũng luôn là bí ẩn đối với người xem. Đó là lý do mà người xem sẽ vừa ngạc nhiên thú vị vừa lo lắng thất vọng khi thấy McMurphy nằm ngủ ngon lành bên cửa sổ mở toang của phòng bệnh, bị mụ y tá trưởng và tụi hộ lý “bắt tại trận” sau cuộc vui tới bến mà hắn đã mở ra để chia tay các bệnh nhân trước khi “vượt ngục”.


Thoạt tiên, người ta nghĩ có lẽ McMurphy say sưa chè chén nên ngủ quên và chẳng kịp tẩu thoát, nhưng nhanh chóng người ta cũng hiểu rằng, với một kẻ tinh ranh như McMurphy, không có chuyện hắn gặp sai lầm trong một kế hoạch đã vạch ra hoàn hảo.


Quyết định ở lại bên các con bệnh tâm thần, hắn đã thực sự trở thành biểu tượng cao cả của tình yêu tự do. Hắn không chỉ quan tâm tới sự tự do của riêng mình mà còn muốn khơi dậy tình yêu tự do ở những người xung quanh, sẵn sàng mạo hiểm bản thân để sát cánh bên bạn bè.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Sau khi dám đứng lên thách thức cái trật tự độc ác và quỷ quyệt trong bệnh viện, sau khi dẫn dắt các con bệnh Cấp tính nổi loạn, sau khi “vượt ngục” đưa họ đi câu cá ngoài biển, cùng họ nhậu nhoẹt túy lúy say sưa, sau khi làm thay đổi hoàn toàn những con bệnh Cấp tính, sau khi trở về ngạo nghễ từ phòng điều trị sốc điện kinh hoàng… Liệu có thể coi McMurphy đã thất bại đau thương?


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


McMurphy quyết định không bỏ trốn mà sẽ đi tới cùng của niềm hy vọng, cuối cùng, chỉ để chuốc lấy thất vọng, nhưng dù bỏ qua cơ hội giải thoát chính mình, McMurphy đã làm bừng tỉnh tất cả các con bệnh Cấp tính.


Nhà phê bình phim Pauline Kael cho rằng phim “chứa đựng những ẩn dụ phản ánh phần nào những chấn động trong xã hội Mỹ trước cuộc chiến tranh Việt Nam”. Khi đó, bệnh viện tâm thần là ẩn dụ cho xã hội Mỹ thập niên 1970 đề cao sự tuân thủ.


Các bệnh nhân đều ngoan ngoãn, dễ bảo, tuy vậy, tận sâu trong tâm hồn, họ có những bất ổn, rối loạn, họ không ý thức được thật sự mình là ai, mình đang ở đâu, cần làm gì và tại sao phải làm vậy cho tới khi xuất hiện “nhà cách mạng” McMurphy.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


Lúc đó, người ta mới phát hiện ra rằng Bromden không điếc, Billy không nói lắp, các bệnh nhân khác cũng có thể trở nên mạnh dạn. Họ không cần phải uống thuốc, nghe nhạc, thảo luận nhóm…


Họ cần một thủ lĩnh tinh thần như McMurphy, để dạy họ cách sống tự do, phóng khoáng, để xem bóng chày, để đi câu cá, để chơi bóng rổ, để say sưa, để tình tự… Ở đây, bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn giữa tinh thần tự do phóng khoáng và hệ thống khuôn khổ cứng nhắc.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


McMurphy - một kẻ đi tù vì hay gây gổ và quan hệ với trẻ vị thành niên, bị gửi tới trại tâm thần, từng lớn lên nơi “đầu đường xó chợ”, sống tự do, phóng túng, nhưng McMurphy lại là người duy nhất hiểu rằng các bệnh nhân ở đây chẳng điên hơn một gã “ngáo ngơ” vất vưởng ngoài đường. Hắn đối xử với họ bình đẳng và vì vậy cũng đối xử với họ rất nhân đạo.


Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched


McMurphy là một thủ lĩnh tinh thần, một người thầy giáo tận tụy, dạy những con người vốn bị cuộc sống làm cho tổn thương, biết cách trở lại với cuộc đời. Đôi khi tồn tại hay không không quan trọng bằng việc ta đã tồn tại như thế nào…



Trailer phim “Bay trên tổ chim cúc cu” (1975)

Bích Ngọc
Tổng hợp







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục