Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

“Tây Du Ký” chinh phục sân khấu kịch lớn nhất nước Mỹ

@ nguontinviet.com


Vở kịch sẽ được công diễn lần đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào cuối tháng này.
Vở kịch sẽ được công diễn lần đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào cuối tháng này.


“Vua khỉ” được cho là một hướng đi mới cho nhân vật giả tưởng nổi tiếng trong lịch sử văn học và truyền hình Trung Quốc - Tôn Ngộ Không.


Với vở kịch này, người ta hi vọng Tôn Ngộ Không sẽ trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới. Với phiên bản quốc tế “Vua khỉ”, các diễn viên tham gia vở kịch đa số là người nước ngoài. Họ kỳ vọng sẽ đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho tác phẩm tiểu thuyết “Tây Du Ký” từng được học giả Ngô Thừa Ân sáng tác từ cuối thế kỷ 16.


Vở nhạc kịch có tên tiếng Trung là “Đại Mộng Thần Hầu” khai thác cả khía cạnh hài hước lẫn những tình tiết cảm động trong tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng “Tây Du Ký”. Bộ tiểu thuyết này cũng từng được tôn vinh là một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc, đứng cạnh những tác phẩm nổi tiếng khác như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử” và “Hồng Lâu Mộng”.


“Vua khỉ” được dàn dựng bởi một trong những nhóm biên đạo nhạc kịch nổi tiếng nhất sân khấu Broadway ở thành phố New York, Mỹ. Phần nhạc của vở kịch sử dụng cả những giai điệu sôi động pha trộn phong cách hip-hop và những bản ballad nhẹ nhàng, da diết.


Chẳng hạn nhạc phẩm sôi động “Hands In The Air” sẽ được sử dụng cho cảnh Tôn Ngộ Không sống vui vẻ cùng bầy khỉ ở Hoa Quả Sơn, nhạc phẩm da diết “Home” sẽ được dùng trong cảnh Tôn Ngộ Không bị giam dưới ngọn núi trong suốt 500 năm và nhớ về quá khứ oai hùng.


Nhạc phẩm sôi động “Hands In The Air”


Nhạc phẩm da diết “Homes”


Đạo diễn cũng đồng thời là nhà sản xuất của vở kịch - ông Tony Stimac cho biết vở nhạc kịch “Vua khỉ” là một sự cách tân văn hóa độc đáo, kết hợp cả Đông Tây, kim cổ. Nếu vở kịch này thành công, nó có thể được coi là một thành tựu văn hóa mang tính lịch sử.


Vở kịch sẽ được công diễn lần đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào cuối tháng này.
Nhân vật chính của vở kịch - vai Tôn Ngộ Không - được giao cho Apollo Levine, một diễn viên, ca sĩ kiêm vũ công người Mỹ gốc Phi.


Trước đây, những người từng biết đến và yêu thích bộ phim “Tây Du Ký” hẳn đều biết diễn viên của phim đều là người Trung Quốc nhưng để gia tăng tính quốc tế cho vở kịch, vai diễn đã được giao cho một diễn viên nước ngoài.


Sau khi vở kịch được công diễn ở Bắc Kinh, nó sẽ quay về sân khấu Broadway của Mỹ và sau đó tiếp tục lưu diễn ở một số nước phương Tây khác. Đạo diễn Stimac hi vọng vở kịch hài hước này sẽ thu hút các bạn trẻ phương Tây:


“Tôn Ngộ Không là một nhân vật ban đầu rất ngỗ nghịch, tinh quái, ranh mãnh, luôn thách thức cả những vị thánh đầy quyền năng. Đó là một cách phản ứng đối với thực tế, khao khát muốn thay đổi, muốn làm nên những điều lớn lao, vĩ đại mà chúng ta thường bắt gặp ở những người trẻ ngông cuồng. Đó là những nét tính cách xuất hiện ở người trẻ trên khắp thế giới này. Thế rồi khi họ trưởng thành hơn, họ nhận ra rằng thế giới này có những quy tắc cần phải tuân thủ, đó cũng là điều mà Tôn Ngộ Không đã học được”.


Vở kịch sẽ được công diễn lần đầu tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào cuối tháng này.
Đoàn kịch hi vọng họ sẽ có thể khiến vở kịch “Vua khỉ” nổi tiếng giống như những vở kịch về Siêu nhân, Người Dơi, Người Nhện…


Đạo diễn Stimac cho biết hiện tại thế giới phương Tây đang ngày càng quan tâm tới nền văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng, những sản phẩm văn hóa của phương Đông “xuất khẩu” sang thế giới phương Tây luôn gây được sự hứng thú, nhưng muốn những sản phẩm văn hóa này được yêu thích và xuất hiện rộng rãi, chúng cần phải được cải biên để thế giới có thể dễ dàng hiểu và cảm.


Sân khấu kịch Broadway đã từng chứng kiến sự thăng hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau: Vở “Bóng ma trong nhà hát” đặc trưng văn hóa Anh, vở “Những người khốn khổ” giới thiệu văn hóa Pháp, vở “Vua sư tử” quảng bá văn hóa Châu Phi…


Điều đó cho thấy tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có thể kể câu chuyện của mình một cách hấp dẫn trên sân khấu Broadway và thu hút sự quan tâm lớn nếu biết khai thác khía cạnh nhân bản.


“Nhạc - vũ - kịch luôn giúp truyền tải văn hóa rất nhanh và dễ hiểu, các quốc gia nên khai thác mạnh hơn nữa sân khấu nhạc kịch bởi thế giới phương Tây từ lâu đã coi đây là một diễn đàn văn hóa”, đạo diễn Stimac chia sẻ.


Bích Ngọc


Theo Want China Times







Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục