Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Bắt lỗi lịch sử trong hai bộ phim đình đám Hollywood

@ nguontinviet.com




Thứ Ba, 01/04/2014 - 02:16


Bắt lỗi lịch sử trong hai bộ phim đình đám Hollywood


Trong lần đầu công chiếu vào năm 2007, bộ phim 300 của hãng Warner Bros đã gây được tiếng vang cùng với thành công vượt trội về mặt doanh thu. Tuy nhiên, phim cũng nhận được không ít chỉ trích từ phía công chúng do không tuân theo các chi tiết lịch sử mà lại thêm thắt quá nhiều. Thậm chí phía Iran còn phản đối kịch liệt vì sự hư cấu của phim. Đến năm 2014, bộ phim tiếp tục ra mắt phần 2 với tựa đề 300: Đế chế nổi dậy. Một lần nữa, sự tôn trọng đối với lịch sử của phim lại được giới công chúng đưa lên bàn cân xem xét.


Và có vẻ như các nhà làm phim vẫn tiếp tục thêm vào những tình tiết hư cấu ví như việc tái hiện lại hình ảnh vị vua Ba Tư Xerxes. Thực chất, chưa từng có tư liệu lịch sử nào mô tả ông như một vị thánh sống cao 3m với mặt mũi nhẵn nhụi. Ông cũng không hề mở cuộc hành hương tới một lãnh địa linh thiêng nào đó để chuyển hóa thành một vị á thần do cái chết của cha mình. Ngoài ra, cha của Xerxes là Darius I Đại đế không chết trong trận chiến Marathon năm 490 trước CN mà là vào năm 486 trước Công Nguyên vì những lí do tự nhiên.


Tạo hình của diễn viên trong phim so với hình ảnh thật của những nhân vật lịch sử.
Tạo hình của diễn viên trong phim so với hình ảnh thật của những nhân vật lịch sử.


Bên cạnh đó, phải kể đến nhân vật Artmisia người được coi là cánh tay phải của vua Xerxes. Trong phim bà có mối quan hệ bất chính với kẻ thù là Themistocles trong cuộc chiến Hy Lạp – Ba Tư và bị giết trong trận Salamis. Tuy nhiên thực tế những tình tiết trên là không hề có. Theo giáo sư Paul Cartledge (ngành Văn hóa Hi Lạp – đại học Cambridge), Artemisia không phải là chỉ huy hạm đội của Ba Tư mà chỉ là một chỉ huy bình thường và sự qua đời của bà là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ngoài ra, Hoàng hậu Gorgo của Spartan cũng không chỉ huy hạm đội của Spartan để thay đổi kết cục của trận đánh Salamis.


Nữ diễn viên Eva Green vào vai nữ hoàng Artemisia trong phim 300: Đế chế nổi dậy.
Nữ diễn viên Eva Green vào vai nữ hoàng Artemisia trong phim 300: Đế chế nổi dậy.


Về phần bộ phim thảm họa núi lửa Pompeii, với bối cảnh gần 500 năm sau sự kiện trong 300: Đế chế nổi dậy, Pompeii không mô tả một trận chiến hoành tráng, thay vào đó là một thảm họa thiên nhiên khủng khiếp - vụ phun trào núi lửa năm 79 sau Công Nguyên. Bên cạnh những lời khen ngợi vì sự tái hiện chính xác những gì xảy ra trong một vụ núi lửa phun trào hay về mặt kiến trúc, bộ phim cũng được cho là tạo ra quá nhiều nhân vật hư cấu thay vì tập trung vào những con người La Mã thật sự đã sống sót qua thảm họa.


Do đó, cốt truyện của phim (trừ vụ phun trào) cùng những câu truyện trong đó đều chỉ là tưởng tượng. Thêm vào đó, nhà khảo cổ Sarah Yeomans (đại học Nam California) cũng không đồng ý với hình ảnh trang phục của phụ nữ La Mã trong phim.


Nữ diễn viên Eva Green vào vai nữ hoàng Artemisia trong phim 300: Đế chế nổi dậy.
Hình ảnh những người dân La Mã trước năm 79 sau Công Nguyên trong bức tranh tường tìm thấy tại thành phố Pompeii.


Tạo hình và thiết kế trang phục của phụ nữ La Mã trong phim Pompeii 2014.


Tạo hình và thiết kế trang phục của phụ nữ La Mã trong phim Pompeii 2014.

Tạo hình và thiết kế trang phục của phụ nữ La Mã trong phim Pompeii 2014.


Phan Hạnh


Theo Crackerhistory








Đăng ký: Bản tin Văn hóa Nghệ thuật

Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Organic Groups

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,750 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục